8. Đóng góp mới của đề tài
1.2.3.2. Phân biệt trị liệu tâm lý với tham vấn tâm lý
Việc phân biệt trị liệu tâm lý với tham vấn tâm lý hiện nay có thể phân tích theo 2 nhóm quan điểm sau:
- Một là phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa trị liệu tâm lý với các hình thức khác như tham vấn tâm lý. Trị liệu tâm lý được xem là sự vận dụng các lý thuyết về nhân cách để chữa trị, làm việc với những cá nhân có rối loạn nặng chứ không phải những người bình thường, làm việc trong bệnh viện, cần có sự đào tạo cũng như nghiên cứu chuyên sâu về tâm bệnh học, về các kỹ thuật trị liệu, thời gian trị liệu dài hơn và khó khăn hơn; còn tham vấn tâm lý thì làm việc ở trường học hay các phòng khám lâm sàng, không đòi hỏi sâu kiến thức về tâm bệnh học, thời gian làm việc với thân chủ ngắn hơn và thường nhằm vào những vấn đề khó khăn mang tính tình huống, nhất thời.
- Một cho rằng không có sự khác biệt rõ ràng về mục tiêu, kỹ thuật, đối tượng cũng như tiến trình thay đổi của thân chủ. Bởi vì cả hai đều có chung mục đích là tác động thay đổi thân chủ theo hướng tích cực và phát huy tối đa vai trò chủ thể năng động của họ.
Tuy vậy, mặc dù có những điểm giống nhau nhưng có thể thấy trị liệu tâm lý đi chuyên sâu hơn vào các vấn đề tình cảm, nhận thức, hành vi hay toàn bộ nhân cách và cần phải phối hợp nhiều liệu pháp một cách có hệ thống để chữa trị, phải có sự am hiểu về tâm bệnh học và các lý thuyết về nhân cách. Còn tham vấn tâm lý đôi khi chỉ dừng lại ở vấn đề bên ngoài. Một nhà trị liệu tâm lý có thể là một nhà tham vấn tâm lý nhưng một nhà tham vấn tâm lý để trở thành một nhà trị liệu thì cần có những yêu cầu cao hơn về chuyên môn.