Mức độ trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.1.2.1.Mức độ trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng

hành tại Tp. HCM.

3.1.2.1. Mức độ trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM. Tp. HCM.

Bảng 3.2: Mức độ trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM qua thang BDI-II tính trên toàn mẫu.

Thang điểm Mức độ Tần số f Tỉ lệ % Thứ hạng 0 – 13 Rất ít (không có) 12 32.4 1

14 – 19 Nhẹ 5 13.5 4

20 – 28 Vừa 9 24.3 3

29 – 63 Nặng 11 29.7 2

Căn cứ vào mức độ phân loại trầm cảm của Beck dựa trên tổng điểm thang đo, tỉ lệ phụ nữ thuộc dạng trầm cảm rất ít là 32.4%, chiếm 1/3 so với toàn mẫu và có vị trí cao nhất so với các mức độ còn lại. Thêm vào đó, tổng điểm 21 câu của những người phụ nữ trong nhóm này ở mức thấp nhất cũng là 6 điểm. Điều này chứng tỏ nhóm phụ nữ này đều có ít nhất là 2 triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên, ở mức độ “trầm cảm rất ít”, các triệu chứng của trầm cảm chỉ thoáng qua, có thể xem như một dạng khí sắc trầm mà bất cứ ai cũng có thể trải qua trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Thuật ngữ tiếng Anh thường gọi là dạng “blue”. Vì thế, có thể xem như nhóm phụ nữ này không thực sự trầm cảm.

Số phụ nữ trầm cảm ở mức nặng và vừa phải khá cao (tổng 2 mức này lên đến hơn 1/2 mẫu). Mức độ nhẹ chỉ chiếm 13.5%.

Như vậy, trong số những phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành, 32.4% chỉ có những biểu hiện khí sắc trầm, chưa hẳn xếp vào dạng trầm cảm và 67.5% bị trầm cảm thực sự (mức nặng, vừa phải và nhẹ). Do đó, khi tìm hiểu

nguyên nhân gây chứng trầm cảm ở những phụ nữ bị bạo hành, người nghiên cứu sẽ phân thành 2 nhóm: trầm cảm và không trầm cảm để việc so sánh, đối chiếu được thuận lợi hơn.

Biểu đồ 3.1: Mức độ trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp.HCM qua thang BDI-II

32.40% 13.50% 24.30% 29.70% Rất ít (không có) Nhẹ Vừa Nặng

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)