8. Đóng góp mới của đề tài
1.2.2.3. Đặc điểm tâm lý đặc trưng cơ bản của phụ nữ sống trong
Khi đề cập đến đặc điểm của gia đình có người chồng bạo hành, người nghiên cứu chỉ giới hạn trong 2 khía cạnh chính là bầu không khí tâm lý và chức năng của gia đình.
- Bầu không khí tâm lý: Trong gia đình có người chồng bạo hành, bầu không khí tâm lý thường nặng nề và căng thẳng do hành vi bạo lực tạo ra sự mâu thuẫn, bất hòa và lo âu, sợ hãi của các thành viên trong gia đình. Cả người bạo hành và người bị bạo hành đều bị những tổn thương và vướng phải một số vấn đề về tâm lý.
- Chức năng gia đình: Người chồng bạo hành trong gia đình sẽ dẫn đến sự xáo trộn về các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng tái sản xuất con người (ở đây hình thức bạo hành tình dục là nguyên nhân chủ yếu). Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái cũng rất khó thực hiện tốt được vì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ sự bất thường trong tâm lý của cha và mẹ. Ngoài ra, chức năng quan trọng khác là chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình sẽ hoàn toàn thất bại bởi lẽ trong gia đình không có được sự hòa thuận, đầm ấm.
1.2.2.3. Đặc điểm tâm lý đặc trưng cơ bản của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành chồng bạo hành
Người phụ nữ khi sống trong gia đình có chồng bạo hành sẽ có một số nét tâm lý nổi bật sau:
- Về mặt nhận thức: Nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và hình ảnh không đúng về bản thân vì phải chịu sự sỉ nhục về mặt thể xác hay tinh thần; nghĩ
rằng mình đáng bị như thế, đang bị trừng phạt và dần dần, lòng tự tin sẽ giảm sút rất nhiều và xuất hiện sự lo sợ khi nghĩ về tương lai.
- Về mặt cảm xúc: Bị dồn nén, ức chế cảm xúc, vì quan điểm xã hội “tốt khoe xấu che”; tâm trạng lo âu sẽ luôn tồn tại cùng với cảm giác tội lỗi và có trách nhiệm với những gì xảy ra trong gia đình; luôn luôn phải sống trong tình trạng phòng thủ và sợ hãi, căng thẳng vì không biết khi nào chồng sẽ có hành vi bạo lực với mình.
- Về mặt hành vi: Có hai kiểu phản ứng đối nghịch nhau, đó là chống đối và chấp nhận.
+ Kiểu chống đối: Người phụ nữ chống trả lại những hành vi bạo lực của chồng, bằng sức mạnh tinh thần và thể xác của chính mình, bằng nhiều cách như bỏ nhà đi, nhờ sự can thiệp của chính quyền và những người thân, tranh cãi lại hay quyết định sống ly thân, hoặc ly hôn… Kiểu này thường thấy ở những người có kiểu nhân cách hướng ngoại, mạnh mẽ và không bị phụ thuộc.
+ Kiểu chấp nhận: Người phụ nữ chấp nhận, xem đó là chuyện “bình thường” do quan điểm truyền thống cổ hủ còn lưu truyền: chồng chúa vợ tôi, hoặc do lòng tự tôn thấp, cho rằng mình đáng bị như vậy, lỗi do bản thân mình. Những người này thường có kiểu nhân cách hướng nội, hay nhân cách phụ thuộc.
Cho dù chống đối hay chấp nhận, thì họ vẫn cảm thấy mệt mỏi về cơ thể và năng suất làm việc sẽ giảm đi nhiều.
Với những đặc điểm tâm lý như trên, có thể thấy rõ rằng với những phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành, nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Điều này xảy ra do họ nhập tâm cách cư xử của người chồng đối với mình. Vì vậy, nếu bạo hành kéo dài mà không có bất kỳ sự can thiệp nào thì trầm cảm sẽ xuất hiện như một kết quả tất yếu của việc nảy sinh nhận thức tiêu cực, cảm xúc bị dồn nén…