Bản chất của mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu vớ

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.2.4.2. Bản chất của mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu vớ

trong trị liệu tâm lý

Thực chất của mô hình tương tác giữa nhóm nhà trị liệu với thân chủ trong trị liệu tâm lý nằm ở chỗ nó là một bộ máy hay cơ chế phản hồi tích cực, thân chủ nhập tâm sự chấp nhận vô điều kiện, sự tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng của các nhà trị liệu nhằm tự xây dựng lại hình ảnh tích cực về cái tôi của mình. Trên cơ sở đó, tạo nên sức mạnh để thân chủ có thể tự giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tự đưa ra được những quyết định cho mình và hỗ trợ thân chủ hình thành hệ thống thái độ và hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp hơn.

Điều cần lưu ý là mô hình này đòi hỏi những phản hồi tích cực từ phía nhóm nhà trị liệu phải là những phản hồi chính xác, trung thực, phải dựa trên những hiểu biết thực sự về thân chủ trong suốt quá trình cùng tham gia trị liệu chứ không phải là một dạng kỹ xảo giao tiếp đơn thuần. Nếu không, sẽ đánh mất lòng tin nơi thân chủ và mối quan hệ nhà trị liệu - thân chủ bị phá vỡ hoàn toàn. Mặt khác, mô hình trị liệu tâm lý này xây dựng trên cở sở thông hiểu nhau và giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt, chứ không ngăn cách qua tấm gương một chiều nên sẽ có được ưu thế về yếu tố phi ngôn ngữ và đồng thời cũng buộc các nhà trị liệu phải làm việc thật nghiêm túc để đạt được hiệu quả.

1.2.4.3. Tiến trình trị liệu tâm lý cho chứng trầm cảm của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại Tp. HCM ở IFC bằng mô hình tương tác

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)