Tổng quan thực trạng phụ nữ bị chồng bạo hành tại Tp.HCM

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1.Tổng quan thực trạng phụ nữ bị chồng bạo hành tại Tp.HCM

Bảng 3.1: Thực trạng bị bạo hành của khách thể nghiên cứu.

Mức xảy ra nhiều (thường xuyên

+ luôn luôn)

Câu Tóm tắt nội dung Mean SD hạng Thứ

f % 7 Không quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong công việc, việc

nhà, nuôi dạy con cái… 2.24 1.34 1 17 45.95 15 Dùng tiền, tài sản của gia đình vào những việc vô lý, không cho vợ

biết rõ lý do. 1.32 1.47 2 10 27.03

2 Gây sự sợ hãi, hoảng loạn bằng cách tạo ra những tiếng động lớn

hoặc bằng những hành vi khác. 1.22 1.16 3 6 16.22 17 Sỉ vả, mắng nhiếc, chỉ trích thô lỗ mỗi khi vợ phạm lỗi nhỏ. 1.11 1.29 4 8 21.62 1 Tát tai hoặc bạt tai. 0.95 1.08 5 4 10.81 8 Cưỡng ép quan hệ tình dục trong khi vợ không muốn. 0.95 1.15 6 3 8.11

5 Ở không hoặc chỉ ăn chơi, đòi tiền tiêu xài, để mặc vợ lo tài chính, kinh tế gia đình.

0.89 1.29 7 5 13.51

9 Kiểm soát những hành vi cá nhân quá mức làm mất tự do. 0.89 1.33 8 5 13.51 28 Ngang nhiên quan hệ với người phụ nữ khác. 0.62 1.16 9 4 10.81 20 Bắt vợ phụ thuộc vào kinh tế, phải ở nhà làm nội trợ. 0.54 1.04 10 2 5.41 10 Kiểm soát chi tiêu của vợ gắt gao. 0.51 0.90 11 3 8.11 4 Xem vợ như vật trang trí. 0.49 0.96 12 3 8.11

(thường xuyên + luôn luôn) hạng

f % 12 Đe dọa làm tổn hại đến con cái, vật nuôi, người thân trong nhà. 0.46 0.87 13 4 10.81 11 Quăng, ném đồ đạïc vào người. 0.43 0.90 14 3 8.11 6 Đánh, đấm, đá, nắm tóc… 0.41 0.93 15 3 8.11 19 Chia rẽ tình cảm giữa vợ với các thành viên trong gia đình. 0.38 0.76 16 1 2.70 22 Đặt những biệt danh hạ nhục. 0.32 0.82 17 2 5.41 27 Trừng phạt bằng hình thức xé quần áo, đi bêu xấu. 0.32 0.75 18 1 2.70 3 Ép xem phim khiêu dâm. 0.27 0.73 19 2 5.41 18 Cố tình làm đau trong khi quan hệ tình dục. 0.24 0.64 20 1 2.70 14 Cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. 0.19 0.52 21 0 0.00 13 Đánh đập trước hay sau khi quan hệ tình dục. 0.16 0.60 22 1 2.70

23 Quan hệ tình dục không an toàn làm lây bệnh truyền nhiễm, có con ngoài ý muốn.

0.16 0.60 22 1 2.70

25 Đuổi ra khỏi nhà không cho mang theo tiền bạc tư trang. 0.16 0.60 22 1 2.70 21 Đập người vào tường, trấn nước, bóp cổ. 0.14 0.59 25 1 2.70 26 Dùng hung khí hăm dọa hoặc gây thương tích. 0.14 0.48 25 0 0.00 24 Ngăn cản thực hiện quyền, nghĩa vụ của người mẹ với con cái. 0.08 0.36 27 0 0.00 16 Nhốt vào trong phòng tối không cho ăn uống. 0.00 0.00 28 0 0.00 29 Bắt thực hiện hành vi trái pháp luật. 0.00 0.00 28 0 0.00 30 Chiếm đoạt tài chính, tài sản. 0.00 0.00 28 0 0.00

Nhìn chung, số liệu ở bảng 3.1 cho thấy hầu hết các hành vi bạo lực được khảo sát trong bảng anket đều diễn ra, dù ít hay nhiều (mean > 0), chỉ có 3 hành vi mang tính chất nghiêm trọng vi phạm pháp luật là không bao giờ xảy ra,

là: nhốt trong phòng tối không cho ăn uống, bắt thực hiện hành vi trái pháp luật và chiếm đoạt tài chính, tài sản (có mean = 0).

Căn cứ vào điểm trung bình mức độ xảy ra của từng câu, có 4 hành vi bạo lực chồng sử dụng nhiều nhất đối với vợ là:

- Không quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công việc hoặc việc nhà, nuôi dạy con cái… (mean = 2.24)

- Dùng tiền, tài sản của gia đình vào những việc vô lý, không cho vợ biết rõ lý do. (mean = 1.32)

- Gây sự sợ hãi, hoảng loạn bằng cách gây những tiếng động lớn (la hét, đập phá đồ đạc…) hoặc bằng những hành vi khác (chạy xe ẩu, hăm dọa đốt nhà, tự tử…) (mean = 1.22)

- Sỉ vả, mắng nhiếc, chỉ trích bằng những từ thô lỗ nhằm nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm mỗi khi vợ phạm lỗi nhỏ. (mean =1 .11)

Khi tiến hành phỏng vấn sâu về các hành vi trên của người chồng, câu trả lời nhận được cho thấy nạn bạo hành diễn ra từ những điều hết sức nhỏ nhặt. Chẳng hạn như: “Ổng không quan tâm gì đến nhà cửa, con cái học hành như thế nào. Nhà mà hư cái gì thì tui toàn phải tự làm hoặc kêu thợ tới sửa, thậm chí thay bóng đèn cũng phải nhờ người ngoài” (theo lời chị T.X ở quận 5) hoặc “Nhiều lúc ấm ức lắm, có chồng mà cũng như không, ổng vô tư tới mức có khi mình bệnh, mệt, đi làm về nằm đắp mền mà ổng cứ mở quạt vù vù chĩa thẳng vào chỗ mình nằm, nói thì ổng lớn tiếng làm con bé đang ngủ giựt mình…” (chị T.H ở quận 9). Điều này chứng tỏ 4 hành vi trên của người chồng đã thực sự diễn ra mặc dù điểm trung bình chỉ lớn hơn 1. Dựa trên sự phân loại các hình thức bạo hành, có đến 3 hành vi thuộc về bạo hành tinh thần và 1 hành vi thuộc về bạo hành tài chính, cho thấy nạn bạo hành tinh thần chiếm ưu thế.

Nếu dựa vào 10 thứ hạng đầu tiên, thì loại hành vi bạo lực mà những người phụ nữ này phải chịu đựng diễn ra một cách khá rộng. Có thể nhận thấy đó là hành vi bạo lực về tinh thần (hành vi 2, 7 và 17), hành vi bạo lực về tài chính (hành vi 5, 15 và 20), hành vi bạo lực về tình dục (hành vi 8 và 28), bạo lực về thân thể (hành vi 1) và bạo lực về xã hội (hành vi 9). Đáng lưu ý là qua phỏng vấn sâu, khi hỏi người vợ nghĩ gì về những hành vi này của chồng, hầu hết đều không cho rằng mình đang bị chồng bạo hành, như lời tâm sự của chị K.H (Thủ Đức): “Anh ấy rất tốt, chỉ có mỗi khi nhậu về thì hay đánh em, nhưng khi tỉnh lại thì ảnh xin lỗi và rất thương em… Một tuần ảnh chỉ đi nhậu khoảng 5-6 lần…” hay chị T.C (quận 9) thì cho rằng: “Chồng em vẫn rất thương em và không đánh đập vợ con. Em không nghĩ là mình bị bạo hành. Chỉ có mấy năm nay ảnh không kiếm được việc làm nên chán nản, tụ tập bạn bè đi chơi và hay cáu gắt chửi mắng em thôi…”. Đây là tín hiệu cho thấy nhận thức của những người phụ nữ này về vấn đề bạo hành gia đình còn rất thấp, hoặc có thể đó là một dạng cơ chế tự vệ của bản thân họ để có thể tin tưởng và tiếp tục sống.

Mặc khác, khi xét điểm trung bình của từng nhóm bạo hành [phụ lục 6, bảng 1], bạo hành về tinh thần có thứ hạng cao nhất (mean = 5.68), kế đến là bạo hành về tài chính (mean = 3.43), bạo hành về tình dục (mean = 2.41), bạo hành về thân thể (mean = 2.05) và bạo hành về xã hội ở thứ hạng cuối cùng (mean = 2.03), cho phép một lần nữa khẳng định nạn bạo hành tinh thần và tài chính, những loại bạo hành khó nhìn thấy một cách trực tiếp, đang rất phổ biến. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của các nhóm bạo hành này khá cao (đều > 1.5), điểm trung bình nhìn chung lại không cao lắm chứng tỏ những hành vi bạo lực ở từng nhóm không diễn ra đồng đều mà rải rác đủ các mức độ từ ít cho đến luôn luôn.

Qua đó, có thể kết luận những phụ nữ thuộc mẫu nghiên cứu không phải chỉ chịu đựng một hình thức bạo hành duy nhất mà có sự đan xen của nhiều hình thức, nói khác đi, người chồng thực hiện những hành vi bạo lực đối với vợ trên tất

cả 5 khía cạnh: tinh thần, tài chính, tình dục, thân thể và xã hội dù mức thường xuyên chưa cao.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)