Tăng cường kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 65 - 66)

Các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng họ không sử dụng vốn vốn đó vào mục đích khác không đúng theo hợp đồng đã cam kết. Nếu như trong quá trình giám sát, kiểm tra có phát hiện ra người vay sử dụng tiền vay không đúng mục đích, có nguy cơ rủi ro cao, cán bộ tín dụng có thể đề nghị thu hồi nợ trước hạn. Quy trình kiểm tra cũng giúp cán bộ tín dụng nắm rõ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải từ đó có thể tư vấn hoặc giới thiệu cho doanh nghiệp những đối tác, đồng thời cung cấp thêm tín dụng cho những nhu cầu mới phát sinh mà đảm bảo chất lượng tín dụng giúp cho quá trình SX-KD của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy. Để nâng cao khả năng kiểm soát tín dụng trong các ngân hàng, các ngân hàng có thể áp dụng một số giải pháp sau:

• Chi nhánh cần xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng cho phù hợp với yêu cầu công tác quản lý và chiến lược phát triển của mình. Và chi nhánh nên tổ chức rà soát, đánh giá lại chất lượng và hiệu quả của việc tăng trưởng tín dụng cũng chất lượng tín dụng. Trên cơ sở đó xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy gắn liền với chất lượng quản lý một cách hợp lý hay nói cách khác quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát tín dụng của chính bản thân họ.

• Cần thiết tổ chức nghiên cứu phân loại cán bộ tín dụng theo cấp độ khác nhau. Cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phân loại có thể dựa trên một số tiêu thức như: Trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các nghiệp vụ bổ trợ( ngoại ngữ, vi tính,…), phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng. Hoạt động phân loại cán bộ tín dụng theo các chuẩn mực, các cấp khác nhau cùng với việc xác định các đối tượng cho vay vốn của chi nhánh sẽ giúp đưa ra được quyết định cho vay hợp lý và khối lượng tín dụng phù hợp.

• Ngân hàng cần chủ động hơn trong cân đối vốn kinh doanh. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện trình độ quản lý vốn kinh doanh, khả năng kiểm soát và quản lý tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 65 - 66)