Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 27 - 28)

 Năng lực quản lý của các DNV&N còn hạn chế: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn kém hiệu quả dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không trả được nợ. Các DNV&N luôn đối mặt với tình trạng thiếu vốn, khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng còn nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp khi xây dựng phương án kinh doanh không tính hết được những biến động của thị trường hàng hoá hay trong quá trình thẩm định kỹ thuật dây truyền công nghệ mới còn yếu kém, nhập vào những máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ nên khi sản xuất ra sản phẩm thì không thể đáp ứng đựơc tiêu chuẩn của thị trường. chính vì điều này càng làm cho hoạt động SX- KD của doanh nghiệp kém hiệu quả, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ của ngân hàng .

 Các DNV&N nhất là các DNV&N ngoài quốc doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là việc làm rất quan trọng để có thể từ đó nhận biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp minh bạch là điều kiện thuận lợi để ngân hàng xét duyệt khi ra quyết định cho vay. Ngược lại, tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch lại gây khó

khăn cho ngân hàng trong khâu thẩm định cũng như trong việc đánh giá doanh nghiệp khi xem xét, giải quyết cho vay.

 Các DNV&N chưa thực sự năng động tìm ra phương án kinh doanh có tính khả thi cao để ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả. Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên hiệu quả của việc sử dụng vốn là mối quan tâm của ngân hàng. Vì vậy việc chấp nhận cho vay đối với các doanh nghiệp phải gắn liền với những điều kiện nhất định trong đó phải có những phương án kinh doanh hiệu quả và tính khả thi cao. Đây là một điều kiện quan trọng trong việc xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp vì chỉ có phương án làm kinh doanh tốt thì doanh nghiệp mới có lãi từ đó mới trả nợ được cho ngân hàng.

 Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là phổ biến đã làm năng lực tài chính của doanh nghiệp bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với những hạn chế của doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thu sản phẩm nhiều khi doanh nghiệp phải chấp nhận những điều kiện mua bán bất lợi cho mình về giá cả, điều kiện, phương thức thanh toán. Lợi dụng tình trạng này nên nhiều doanh nghiệp mua hàng đều sử dụng phương pháp nhận hàng trước, trả nơ sau.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 27 - 28)