Chất lượng tín dụng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 40 - 47)

2.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.8: Kết quả tài chính 2004,2005,2006

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2004 % tăng 2005 % tăng 2006 % tăng

Thu nhập 822.535 27,37 1.828.073 122,25 2.553.073 39,66 Chi phí 748.631 28,87 1.717.765 129,45 2.376.765 38,36

Lợi nhuận 73.904 12,19 110.308 49,26 176.308 59,83

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006)

Môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt nhưng nhờ có chiến lược kinh doanh đúng hướng nên trong những năm qua

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đạt được hiệu quả cao. Lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng lên qua các năm. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác phân tích, thẩm định, mở rộng cũng như đánh giá khách hàng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Mặt khác nó cũng thể hiện việc chấp hành tốt quy định, quy chế của cấp trên đã giúp đề phòng phần nào rủi ro có thể xẩy ra đối với các khoản cho vay của chi nhánh. Trong đó cũng có sự chân chính, trung thành và sự hợp tác tốt của các doanh nghiệp kèm theo hoạt động SX-KD có hiệu quả cao trong thời qua đã giúp họ có thể giải quyết được chi trả cho ngân hàng.

Trong đó năm 2005 là năm có sự tăng trưởng cao nhất. Lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ con số 73.904 triệu đồng năm 2004 đến 176.308 triệu đồng năm 2006, tăng 138,56%.

 Dư nợ

Bảng 2.9: Dư nợ đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004Tăng, Giảm(%)2006/2005 Tổng dư nợ 3.139.000 2.690.609 2.419.000 -14,28 -10,09 DNV&N 700.624,8 693.100,8 728.602,8 -1,07 5,12 Tỷ trọng(%) 22,32 25,76 30,12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)

Dựa vào bảng trên có thể quan sát thấy tổng dư nợ đối với DNV&N trong năm 2005 đã có sự giảm sút. Điều đó cho chúng ta biết rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, ngân hàng không có khả năng mở rộng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác nó phản ánh tâm lý không tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn của chi nhánh. Trong thời gian qua một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không mang lại lợi

nhuận như mong muốn. Như vậy đòi hỏi chi nhánh phải hợp tác và tìm hiểu sâu hơn về các doanh nghiệp để từ đó có một quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm mở rộng và nâng cao thêm nữa chất lượng tín dụng đối với DNV&N.

Đến năm 2005, dư nợ cho vay đối với DNV&N giảm xuống nhưng ở mức khiêm tốn là 693.100,8 triệu đồng tức là chiếm khoảng 25,76% tổng dư nợ cho vay và giảm đi khoảng 1,07%. Tuy nhiên đến năm 2006 do số lượng cũng như chất lượng của các DNV&N ngày càng tăng lên và được cải thiện nhiều thì dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này đã tăng lên ở mức khiêm tốn là 5,12% và chiếm khoảng 30,12% tổng dư nợ.

 Doanh số cho vay

Bảng 2.10: Doanh số cho vay đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006

( Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tăng, Giảm (%) 2005/2004 2006/2005 Ds cho vay 4.467.228 5.895.725 5.059.649 31,97 -14,18 Dscv DNV&N 743.346,7 1.176.786,7 1.338.277,1 58,3 13,72 Tỷ trọng(%) 16,64 19,96 26,45

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với mọi thành phần kinh tế từ năm 2004 đến 2005 có sự tăng trưởng nhưng đến năm 2006 đã có sự giảm sút đáng kể so với năm trước đó. Tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao bắt đầu từ năm 2004 đến 2005 nhưng với tốc độ tăng không đồng đều. Điều đó có thể nói rằng doanh số cho vay của chi nhánh trong thời gian qua là không ổn định vì nó bị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân từ bên ngoài cả môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý.

Qua việc nghiên cứu và quan sát có thể thấy rằng, cả số lượng và chất lượng của DNV&N ngày càng tăng lên và phát triển nhanh chóng điều đó đã thu hút được sự quan tâm không chỉ đối với chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội mà còn đối với toàn hệ thống NHTM nói chung. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay hàng năm của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đối với DNV&N tăng lên qua các năm. Trong những năm qua các DNV&N đã dần thiết lập được mối quan hệ gắn bó với ngân hàng qua việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân hàng như: trả gốc và trả lãi đúng hạn điều đó khiến họ ngày càng tạo nên sự tin tưởng cho ngân hàng và giảm bớt đi tâm lý lo ngại khi cho vay. Từ đó đã làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và DNV&N trở nên tốt đẹp hơn và DNV&N ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn vào sự phát triển kinh tế đất nước.

 Doanh số thu nợ

Bảng 2.11: Doanh số thu nợ đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tăng, Giảm(%) 2005/2004 2006/2005 Ds thu nợ 5.256.600 6.344.381 6.305.000 20,69 -0,62 Dstn DNV&N 853.671,9 1.164.828 1.623.537,5 36,44 39,38 Tỷ trọng(%) 15,24 18,36 25,75

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)

Từ số liệu trên có thể thấy mặc dù năm 2006 tổng doanh số thu nợ của chi nhánh giảm xuống so với năm trước đó nhưng điều đó lại không hề xẩy ra đối với DNV&N. Như vậy nó có thể cho chúng ta biết phần nào về chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này ngày càng được cải thiện rõ rệt. Điều đó thể hiện rõ hoạt động kinh doanh của các DNV&N trong thời gian qua có hiệu quả và mang lại lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển không chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với riêng bản thân các doanh nghiệp mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Mặt khác nó phản ánh việc chấp hành tốt quy chế, quy luật cũng như hợp đồng đã thực hiện với ngân hàng. Nó giảm bớt đi gánh nặng đối với các ngân hàng bởi vì một khi các doanh nghiệp đó không trả được nợ thì các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán của mình trong một số trường hợp điều đó có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung.

Mặc dù doanh số thu nợ của chi nhánh có sự giảm xuống nhưng điều đó không xẩy ra đối với DNV&N và doanh số thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn tăng lên khá cao cụ thể là: Trong năm 2004 doanh số thu nợ đối với DNV&N là 853.671,9 triệu đồng, chiếm khoảng 15,24% doanh số thu nợ của chi nhánh; con số này lên tới 1.164.828,4 triệu đồng chiếm khoảng 18,36% tổng doanh số thu nợ, tức là tăng lên 36,44% so với cùng kỳ năm ngoái; và con số đó tiếp tục tăng lên 1.623.537,5 triệu đồng, chiếm khoảng 25,75% tổng doanh số thu nợ và tăng lên khoảng 39,38% so với năm 2005.

Như vậy xu hướng chung là DNV&N ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn và đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

2.2.2.2 Nợ quá hạn

Bảng 2.12: Nợ quá hạn đối với DNV&N năm 2004, 2005, 2006

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng nợ quá hạn 0 94.083 38.000 Nợ quá hạn DNV&N 0 65.886,325 23.164,8 Tỷ trọng(%) 0 70,03 60,96 Tỷ lệ NQH DNV&N(%) 0 9,5 3,17

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rõ trong năm 2004 không hề có nợ quá hạn nhưng điều đó không thể duy trì được lâu. Do ngân hàng đã chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng đối với các DNV&N và quá tin tưởng vào họ mà không thực hiện tốt công tác thẩm định một cách chặt chẽ tạo ra nhiều kẽ hở. Hậu quả là trong tổng số nợ quá hạn là 94.083 trong năm 2005 thì khoảng 65.886,325 triệu đồng chiếm khoảng 70,03% là thuộc về DNV&N; nhưng đến năm 2006 con số đó đã giảm đi đáng kể là chỉ còn 23.164,8 triệu đồng trong tổng số 38.000 triệu đồng tức là chiếm khoảng 60,96%.

Nợ xấu đến 31/12/2006: 38.000 triệu đồng, chiếm 1,48% tổng dư nợ. Trong đó nợ xấu ngắn hạn là 18.859 triệu đồng, chiếm 49,6% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Trung hạn là 5.863 triệu đồng, chiếm 15,4% tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Dài hạn là 13.278 triệu đồng, chiếm 35% tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Về trích lập dự phòng rủi ro:

 Nguồn còn 31/12/2005: 36.947 triệu đồng, trong đó dự phòng chung là: 4.047 triệu đồng; dự phòng cụ thể: 32.900 triệu đồng

 Trích dự phòng rủi ro cụ thể trong năm: 214.224 triệu đồng

 Dự kiến xử lý rủi ro trong năm : 214.224 triệu đồng

 Nguồn dự kiến đến 31/12/2006: 19.673 triệu đồng, trong đó dự phòng chung: 4.047 triệu đồng; dự phòng cụ thể là 15.626 triệu đồng.

Về nợ đã xử lý rủi ro:

 Dư nợ đã xử lý rủi ro từ năm trước chuyển sang: 415.581 triệu đồng

 Nợ xử lý rủi ro trong năm dự kiến: 231.498 triệu đồng

 Thu nợ đã xử lý rủi ro trong năm: dự kiến 49.000 triệu đồng

2.2.2.3 Chính sách tín dụng hợp lý

Tài sản đảm bảo

Bảng 2.13: Tình hình bảo đảm tiền vay

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 3.139 100% 2.690 100% 2.419 100% Tín chấp 941,7 30% 788,7 30% 725,7 30% Thế chấp 1.569,5 50% 1.345 50% 1.209,5 50% TS hình thành

từ vốn vay 627,8 20% 538 20% 483,8 20%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)

Với mục đích nâng cao thêm nữa chất lượng tín dụng đối với DNV&N này, đề phòng rủi ro mất mát không thể dự đoán trước thì chi nhánh đã yêu cầu các doanh nghiệp đến vay tiền phải có sự bảo đảm nào đó như là tín chấp, thế chấp hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, trong thời gian qua chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã liên tục củng cố lòng tin của mình vào lòng khách hàng. Trong đó tỷ lệ khách hàng có uy tín với ngân hàng chiếm một tỷ trọng khá cao trong số hình thức đảm bảo của ngân hàng. Điều đó cho thấy hình thức này ngày càng được ưa chuộng và tạo nên một sự tin tưởng lẫn giữa các ngân

hàng với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để mở rộng SX-KD của mình. Tuy nhiên hình thức thế chấp vẫn rất ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao trong số các hình thức đảm bảo mà chi nhánh thường áp dụng vì với quy mô nhỏ bé và uy tín chưa cao thì các ngân hàng khó có thể cho các doanh nghiệp vay mà không có tài sản thế chấp nếu làm như thế là nguy cơ mất vốn rất lớn. Như vậy hình thức đảm bảo chủ yếu thường áp dụng vẫn là tài sản thế chấp vì nó đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng thu về được phần nào đó khoản vốn của mình khi có rủi ro xẩy ra đối với khoản cho vay của họ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến các DNV&N mà không có tài sản đảm bảo đủ thuyết phục đối với ngân hàng mà muốn tiếp cận được tín dụng thì rất khó.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh nhno & ptnt hà nội (Trang 40 - 47)