Nội dung: 1 Môi trường:

Một phần của tài liệu tổng quan các phương pháp kiểm nghiệm bia (Trang 71 - 76)

D. Xác định độ cứng chung: 1 Dụng cụ và hóa chất:

c.Nội dung: 1 Môi trường:

c.1. Môi trường:

+ Thạch thường (Meat extract agar): g/l

+ Thực hiện theo hướng dẫn: HD 8.2.4-ĐL-21

c.2. Nuôi cấy:

+ Cho vào 2 đĩa petri mỗi đĩa 1ml dung dịch mẫu ở những nồng độ thích hợp. Cho vào khoảng 10-15ml thạch thường đã đun sôi tan chảy và để nguội đến 45-500C vào đĩa petri đã cấy mẫu. Xoay nhẹ theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ để dung dịch mẫu được trộn đều trong môi trường cấy. Để đông tụ tự nhiên, lật ngược đĩa petri, đặt trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24-48h.

Dùng mắt thường để đếm số khuẩn lạc đã mọc trên đĩa petri. Nếu số khuẩn lạc mọc nhiều quá khó đếm, chia đáy thành 2,4,8 phần đều nhau rồi đếm số khuẩn lạc mọc trên từng phần.

c.4. Tính kết quả:

- Nhân số khuẩn lạc đếm được trên đĩa petri với hệ số pha loãng.

- Nếu chia diện tích thành 2, 4, 8 phần thì lấy số khuẩn lạc đếm được của một phần nhân với hệ số đã chia, rồi nhân với hệ số pha loãng tương ứng.

- Trung bình cộng của các đĩa với nồng độ pha loãng tương ứng là tổng vi sinh vật hiếu khí có trong một đơn vị trọng lượng hay thể tích mẫu.

- Nhập kết quả vào nhật kí kiểm nghiệm theo BM 8.2.4-ĐL-07.

C.2. Kiểm tra tổng số Coliforms (HD 8.2.4-ĐL-16):a. Mục đích: a. Mục đích:

Kiểm tra sự hiện diện của Coliforms trong các sản phẩm của các công đoạn của quá trình hình thành sản phẩm bia, nếu vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật thì có biện pháp khắc phục kịp thời.

b. Phạm vi:

Áp dụng kiểm tra đối với các mẫu: Nước mout, bia trước lọc, bia sau lọc, bia thanh trùng, bia thành phẩm, nước rửa bock, vỏ chai pét, đường ống sau thanh trùng.

c. Nội dung:

- Môi trường: BGBL 2% với nhiệt độ 370C trong 2h. - Nuôi cấy:

+ Dùng 3 pipet vô trùng loại 10ml, 1ml, 0.1ml hút mẫu cấy vào 9 ống nghiệm chứa môi trường BGBL 2%. Mỗi loại 3 ống, lắc đều để tủ ấm 370C/24- 48h.

- Dựa vào bảng chỉ số xác suất MPN mà tính số lượng coliform (phụ lục 1- trang 400/ khoa học công nghệ malt và bia của GS.TS. Nguyễ Thị Hiền trường ĐH Bách Khoa Hà Nội).

- Bảng chỉ số MPN dùng cho loại ống nghiệm ở 3 nồng độ pha loãng liên tiếp (phụ lục 2-trang 401/ khoa học công nghệ malt và bia của GS.TS. Nguyễ Thị Hiền trường ĐH Bách Khoa Hà Nội).

C.3. Kiểm tra Escherichia Coli

(HD 8.2.4-ĐL-17):a. Mục đích: a. Mục đích:

Kiểm tra sự hiện diện của Coliforms trong các sản phẩm của các công đoạn của quá trình hình thành sản phẩm bia, nếu vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật thì có biện pháp khắc phục kịp thời.

b. Phạm vi:

Áp dụng kiểm tra đối với các mẫu: Nước mout, bia trước lọc, bia sau lọc, bia thanh trùng, bia thành phẩm, nước rửa bock, vỏ chai pét, đường ống sau thanh trùng.

c. Nội dung:

Trước khi tiến hành kiểm nghiệm, kỹ thuật viên cần phải thực hiện các yêu cầu về công tác chuẩn bị đảm bảo cho quá trình kiểm nghiệm đạt kết quả tốt theo HD 8.2.4-ĐL-21.

c.1. Môi trường: BGBL; ENDO; nước peptone; thạch thường; thuốc thử Kovas.

Chuẩn bị môi trường nuôi cấy theo HD 8.2.4-ĐL-21.

c.2. Nuôi cấy:

- Cho vào 3 ống canh thang BGBL, mỗi ống 1ml dung dịch mẫu. Nuôi ở tủ ấm 370C/24h. Lấy ra quan sát trường hợp thấy môi trường lên men sinh hơi thì tiến hành các bước sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Từ ống canh trùng ria sang môi trường ENDO. Đặt ở tủ ấm 370C/24h, nếu phát hiện thấy những khuẩn lạc đỏ ánh kim (hay không có ánh kim), cấy tiếp sang môi trường thạch thường để thực hiện phản ứng IMVIC.

+ Phản ứng Imvic:

• Thử nghiệm khả năng sinh Indol:

Cấy chuyền vi khuẩn từ thạch thường vào môi trường nước peptone, nuôi ở tủ ấm 370C/24h.

Sau đó cho 0.5ml thuốc thử Kovacs vào nước peptone đã cấy vi khuẩn. Đọc kết quả: (+) Khi có xuất hiện màu đỏ.

(-) Khi có lớp màu vàng trên mặt. • Thử nghiệm MR (Metyl red):

Cấy chuyền vi khuẩn từ thạch thường vào môi trường MR-VP borth, nuôi ở tủ ấm 370C/2-5 ngày.

Sau đó nhỏ vài giọt thuốc thử Metyl red 0.02% vào dung dịch. Đọc kết quả: (+) Khi xuất hiện màu đỏ.

(-) Khi xuất hiện màu vàng. • Thử nghiệm khả năng biến dưỡng Citrate:

Cấy ria vi khuẩn từ thạch thường vào ống thạch nghiêng có chứa môi trường rắn Simmons Citrate Agar (SCA), nuôi ở tủ ấm 350C/24-48h.

Đọc kết quả: (+) Khi xuất hiện khuẩn ạc và môi trường chuyển sang xanh dương.

(-) Khi không xuất hiện khuẩn lạc và môi trường giữ nguyên màu xanh lục.

Từ những phản ứng trên được thực hiện để định tính xác định sự hiện diện của E.coli trong sản phẩm bia. Nếu có cần xử lí kịp thời để bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm.

C.4. Kiểm tra tổng số nấm men, nấm mốc (HD 8.2.4-ĐL-18):a. Mục đích: a. Mục đích:

Kiểm tra sự hiện diện của nấm mốc trong sản phản phẩm của các công đoạn trong quá trình hình thành sản phẩm bia. Nếu có cần xử lý kịp thời để bảo đảm được chất lượng bia trong quá trình bảo quản.

b. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng kiểm tra đối với các mẫu: nước mout, bia trước lọc, bia sau lọc, bia thanh trùng, bia thành phẩm, nước rửa bock, vỏ chai pét, đường ống sau thanh trùng.

c. Nội dung:

Trước khi tiến hành kiểm nghiệm viên cần thực hiện tốt theo (HD 8.2.4- ĐL-21):

c.1. Môi trường: Thạch Sabouraud theo (HD 8.2.4-ĐL-21).c.2. Nuôi cấy: c.2. Nuôi cấy:

+ Dùng pipet 1ml đã vô trùng hút mẫu bia, cấy vào 2 đĩa petri, mỗi đĩa 1ml mẫu, đỗ khoảng 15ml thạch Sabouraud đã đun tan chảy và để nguội đến 45- 500C, xoay nhẹ đĩa petri để mẫu hòa đều vào môi trường. Để mẫu ở nhiệt độ 25- 300C/ 3 ngày.

d. Đọc kết quả:

Đếm tất cả các khuẩn lạc mốc mọc trên môi trường nuôi cấy. Nhập kết quả vào nhật ký kiểm nghiệm theo biểu mẫu.

Một phần của tài liệu tổng quan các phương pháp kiểm nghiệm bia (Trang 71 - 76)