Pha chế hoá chất dùng cho phép kiểm nghiệm:

Một phần của tài liệu tổng quan các phương pháp kiểm nghiệm bia (Trang 87 - 91)

D.1. Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn Hyamine 0.004M (M=1622g).

- Pha chế:

+ Cân 0.18g Hyamine M=1622g và hoà tan trong nước, chuyển vào bình đựng mức 100ml.

+ Thêm 0.04ml dung dịch NaOH 50%. + Định mức thành 100ml bằng nước cất.

- Xác định lại bằng nồng độ của Hyamine bằng sodium lauryl sulfat (SLS). + Cân chính xác 0.5g SLS vào cốc thuỷ tinh 250ml.

+ Hoà tan trong nước cất, nếu chưa hoà tan hết đun nóng 600C. + Định mức 250ml bằng nước cất.

+ Hút 20ml dung dịch trên cho vào bình tam giác nút mài. + Thêm 15ml Cloroform và 100ml chỉ thị hỗn hợp.

+ Chuẩn bằng dung dịch Hyamine lắc mạnh tới khi dung dịch có màu xám xanh. Ghi thể tích Hyamine tiêu tốn.

Tính: f=T=g/l= W.p/1,422.V Trong đó:

W: Số gam SLS.

P: Độ tinh khiết của SLS.

V: Thể tích Hyamine đã chuẩn độ.

D.2. Pha chỉ thị hỗn hợp:

+ Cân 0.5±0.005g Dimidium Bromude (C20H18BrN3) cho vào cốc thuỷ tinh 50ml.

+ Cân 0.25±0.005g Disulphine Blue (C6H8O8S2) vào cốc 50ml thứ 2. + Thêm 25-30ml dung dịch etanol/H2O (1/10) vào mỗi cốc trên.

+ Khuấy cho tan hoàn toàn. Sau đó cho cả 2 dung dịch vào bình đựng mức 2250ml.

+ Tráng cốc bằng dung dịch Etanol/H2O (1/10) cho vào bình đựng mức. + Thêm 20ml nước cất cho đủ 250ml.

+ Bảo quản trong bóng tối.

2.3.12.Kiểm tra vệ sinh bock (HD 8.2.4-ĐL-22) 2.3.12.1. Mục đích:

KCS ban hành hướng dẫn này nhằm mục đích hướng dẫn nhân viên KCS xưởng giám sát, kiểm tra việc vệ sinh vật chứa bia (bock 50 lít, bock 80 lít) để kịp thời phát hiện các không phù hợp để đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa trong quá trình.

2.3.12.2. Phạm vi áp dụng:

Hướng dẫn này áp dụng cho việc kiểm tra, kiểm soát khâu vệ sinh bock và chiết bia vào bock.

2.3.12.3. Nội dung:

A. Kiểm tra các điều kiện vệ sinh các loại bock tại máy rửa bock và chiết bock:

- Kiểm tra nồng độ NaOH tại máy rửa: nồng độ qui định (1.0-2.0)% tần suất 1 lần/tuần.

- Nhiệt độ nước nóng tại máy rửa: Qui định (90-100)0C khi thiết bị hoạt động.

- Nồng độ dung dịch ngâm nắp bock: Anioxy S51% hoặc formalin 0.5% thực hiện theo ca.

B. Kiểm tra độ sạch của bock:

- Kiểm tra nắp bock còn sót lại trong bock-số lượng/ngày.

- Bock từ máy rửa, rửa xong, KCS dùng que inox đầu có gắn bông cọ sát vào mặt trong của bock. Nếu thấy bock vẫn bẩn thì rửa lại.

2.3.13.1.Mục đích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn này nhằm chỉ dẫn bộ phận KCS theo dõi giám sát các công đoạn chiết chai pet, kịp thời phát hiện những điều kiện và sản phẩm không phù hợp để kịp thời phòng ngừa và khắc phục trong quá trình sản xuất.

2.3.13.2. Phạm vi áp dụng:

Hướng dẫn này áp dụng cho bộ phận KCS nhằm kiểm tra, kiểm soát quy trình chiết bia pet của xưởng chế biến công ty CP bia Sài Gòn-Đồng Nai.

2.3.13.3. Nội dung:

A. Cách thực hiện kiểm tra rửa vỏ chai:

KCS giám sát quá trình rửa chai ở tất cả các công đoạn:

- Trước khi đưa vào rửa, chai không đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã không phù hợp thì loại bỏ.

- Vỏ chai phải được ngâm hóa chất trước khi đưa vào rửa bằng hóa chất tẩy rửa.

- Kiểm tra tráng súc vỏ chai phải qua 4 lần nước sạch, cho đến khi vỏ chai sạch hết chất tẩy rửa và không có mùi lạ.

- Khâu cuối cùng KCS phải kiểm tra lại xác xuất 20% vỏ chai đã rữa, loại ra những vỏ chai rách nhãn, những vỏ chai còn sót men bia, bọ, cặn ở đáy chai và những vỏ chai không phù hợp.

- KCS phải kiểm tra chai được tráng hóa chất khử trùng (oxinia) trước khi đưa chai vào đóng bia.

B. Cách thực hiện kiểm tra bia đóng chai pet:

- Kiểm tra bia đóng chai đầy và đều theo đúng vạch mức đã qui định. Những chai bị loại ra để đóng lại, xác xuất kiểm tra 20%.

- Kiểm tra nhúng nhãn cổ phải dính chặt vào cổ chai, phần trên nắp chai phải đều không được che lấp date, chai nào không phù hợp thì loại ra nhúng lại.

- KCS lấy mẫu vỏ chai sau khi tráng hóa chất khử trùng để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh. Tần suất 3 lần/tuần (mỗi loại chai 1 mẫu).

- Khi đóng tank thành phẩm mới, KCS phải lấy một mẫu để lưu lại phòng thí nghiệm, ghi phiếu theo dõi trên thân chai gồm:

+ Ngày sản xuất. + Loại bia.

- Kết quả kiểm tra báo trực tiếp quản đốc xưởng về các không phù hợp.

C. Ghi chép:

Sau khi kiểm tra xong. KCS ghi vào biểu mẫu 8.2.4-ĐL-15 của sổ nhật kí kiểm nghiệm.

2.3.14. Kiểm tra vệ sinh TBF/TANK, đường ống dẫn bia:2.3.14.1. Mục đích: 2.3.14.1. Mục đích:

Hướng dẫn này nhằm mục đích hướng dẫn KCS xưởng theo dõi giám sát các quá trình sử dụng chất tải lạnh, vệ sinh tank và đường ống dẫn bia, để kịp thời phát hiện những không phù hợp để có hành động phòng ngừa và khắc phục trong quá trình sản xuất.

2.3.14.2. Phạm vi áp dụng:

Hướng dẫn này áp dụng cho bộ phận KCS.

2.3.14.3. Nội dung:A. Dụng cụ kiểm tra: A. Dụng cụ kiểm tra:

- Chai lấy mẫu vi sinh 200ml. - Kẹp, bông gòn, cồn 950C. - Chai lấy mẫu nhựa 1 lít. - Giấy đo pH.

-Đèn pin.

Một phần của tài liệu tổng quan các phương pháp kiểm nghiệm bia (Trang 87 - 91)