Hoạt động tài chính.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 28 - 31)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2. Hoạt động tài chính.

2.1. Lợi nhuận ( LN)

Bảng 3 . Lợi nhuận của Công ty thời gian qua.

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 LN sau thuế tỉ đồng 2.27 2.83 3.70 5.23 6.00 6.10 6.44 2 Tổng DT tỉ đồng 79.63 97.54 123.33 168.94 190.36 196.58 214.54 3 Tốc độ tăng LNST % 25.00 28.30 33.00 41.50 14.50 1.63 5.62 4 Tỉ suấtLNST/DT % 2.85 2.90 3.00 3.10 3.15 3.10 3.00 5 TỉsuấtLNTT/VCSH % 37.00 29.00 24.00 26.00 30.00 20.00 28.00

( nguồn: phòng kinh doanh cung cấp)

Nhìn bảng số liệu có thể nhận xét rằng LN của Công ty cơ bản về giá trị tăng lên, LN năm 2009 bằng 297% so với năm 2003. Tuy nhiên nhìn con số này chúng ta có thể thấy rằng đây là một con số còn khá khiêm tốn, vì trong 6 năm LN chỉ tăng gần gấp ba, tốc độ tăng LN trong 2 năm 2008, 2009 thấp so với các năm trước, đặc biệt là năm 2008 tốc độ tăng LN chỉ đạt 1.63%, trong khi tốc độ tăng doanh thu năm 2008 là 3.3%. Ở đây chúng ta sẽ có một câu hỏi: Tại sao tốc độ tăng LN lại không đồng thuận với tốc độ tăng của doanh thu? Nguyên nhân là do DT năm 2008 tăng do khối lượng hàng hóa tăng, nhưng giá giảm nên LN xét về mặt tương đối là giảm

so với doanh thu.

*) Tốc độ gia tăng LN của công ty có thể nói là ở mức Trung bình, tốc độ tăng không lớn, tuy nhiên có thể thấy rằng LN hàng năm khá ổn định, chứng tỏ các đơn đặt hàng tương đối thường xuyên và ít biến động. Tốc độ tăng lớn nhất là năm 2006 ( 41.2%). Con số này tương đương với tốc độ tăng DTBH lớn nhất trong cả thời kì và vì vậy mà ta không cần phải giải thích cho sự gia tăng lớn nhất này. Và cũng tương tự như vậy khi tốc độ tăng LN đứng thứ 2 đã thuộc về năm 2007, đây có thể nói là thời kì phát triển nhất của Công ty khi các đơn hàng liên tục gia tăng….

*) Một vấn đề quan tâm của các DN, đó là chỉ tiêu phản ánh tỉ suất LN/DT. Con số này rất có ý nghĩa, nó cho biết mức giá trị gia tăng của Công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy rằng: tỉ suất LN/ DT của Công ty nhỏ, luôn ở mức 1 con số, không phải chỉ là một con số mà là 1 con số nhỏ, tính trung bình cho Công ty trong giai đoạn 2003- 2009 là 3%. Mức tăng cũng không có gì đáng kể, nhiều năm còn có xu hướng giảm.Và đây cũng là một đặc điểm của ngành dệt may, đặc biệt là dệt may Việt Nam khi chủ yếu là gia công, mức LN trên một đơn vị sản phẩm rất thấp và mặc dù Công ty cổ phần may Hồ Gươm là 1 DN có tỉ trọng hàng FOB khá cao(khoảng 60%) nhưng tỉ trọng FOB sơ khai vẫn chiếm tỉ lệ lớn ( khoảng > 80% của tổng giá trị hàng FOB).

Như vậy qua chỉ tiêu này ta thấy rằng dệt may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần may Hồ Gươm nói riêng phải tăng tỉ lệ hàng FOB, giảm tỉ lệ hàng gia công, nhằm tăng mức giá trị gia tăng/1 đơn vị sản phẩm làm tăng chỉ tiêu này cao hơn. Tuy nhiên với tỉ trọng hàng FOB thì phải giảm tỉ trọng FOB sơ khai.

*) Một chỉ tiêu nữa liên quan tới LN, đó là tỉ suất LN/VCSH. Chỉ tiêu này cho biết với nguồn vốn sở hữu của Công ty thì mức LN như thế đã xứng tầm chưa, đã tận dụng hết khả năng có thể có của nguồn vốn chưa?

Nhìn chung với Công ty CP may Hồ Gươm thì con số này tính bình quân cho cả thời kì vào khoảng 27%. Có thể nói Công ty cũng đã sử dụng nguồn vốn tương đối có hiệu quả nhưng vẫn chưa hết khả năng vốn có. Và như vậy thì viêc nâng cao khả năng sản xuất và kinh doanh nhằm cải thiện hơn tỉ suất LN/ VCSH rất quan trọng.

2.2. Đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Bảng 4. Đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đóng góp cho NSNN Triệu đồng 219.08 613.85 458.71 638.43 1176.10 856.32 Tỉ trọng đóng NSNN/DT % 0.23 0.50 0.27 0.35 0.60 0.40

Nguồn: phòng kế hoạch cung cấp

Nhìn bảng số liệu cho thấy:

Về mặt số lượng tuyệt đối thì đóng góp cho ngân sách cơ bản tăng lên theo thời gian, cao điểm nhất là năm 2008 với mức đóng góp là hơn 1tỉ đồng, gấp 5 lần so với năm 2003, năm 2009 với mức đóng góp là trên 856 triệu, gấp hơn 4 lần so với năm 2003, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty cũng đang từng bước phát triển, và ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Nhưng nhìn về mặt tương đối thì tỉ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước của Công ty trong tổng DT chiếm tỉ lệ nhỏ, chưa đầy 1%. Tuy nhiên có thể nhận thấy hàng năm Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

2.3. Vốn đầu tư .

Bất kì một DN nào đều phải luôn tiếp tục đầu tư để phát triển, không thể cứ sử dụng những tài sản cũ để đi lên vì tài sản đều có tuổi thọ của nó, giá trị các khỏan đầu tư cho thấy DN đang tập trung cho yếu tố nào, có thể là mở rộng sản xuất, cũng có thể là phát triển thương hiệu của Công ty, hệ thống phân phối, hoặc nhiều vấn đề khác liên quan tới sự phát triển của Công ty.

Bảng 5. Mức độ đầu tư của Công ty giai đoạn 2004 – 2009.

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1 Đầu tư mới Tỉ đồng 22.3 28.2 31.2 35.0 55.0 60.1

2 Tốc độ tăng đầu tư mới % 11.5 26.5 10.6 12.2 57.1 9.3

cấp.

Qua bảng này chúng ta thấy rằng mức độ đầu tư mới của Công ty có xu hướng luôn tăng theo thời gian, cho thấy công ty luôn có những dự án đầu tư mới, mức độ đầu tư lớn hơn rất nhiều so với LN hàng năm của Công ty, có thể nhận thấy sự tăng lên đột biến về giá trị trong năm 2008 và 2009. Nguyên nhân do khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007, nền kinh tế thế giới suy thoái, mức độ đầu tư vào rất nhiều mục tiêu quan trọng. Mặc dù gặp không ít khó khăn do, nhưng để tiếp tục mở rộng sản xuất và tìm hướng kinh doanh mới, từ năm 2008, công ty đã mạnh dạn tập trung mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại-văn phòng và nhà ở cao cấp tại Mỗ Lao (Hà Ðông) với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn tham gia góp cổ phần xây dựng Trường đại học Trưng Vương (Vĩnh Phúc) và Xí nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc Ðông Bình (Bắc Ninh)... với sự đầu tư này thì sẽ tạo cho DN thời kì sau sẽ có những khoản thu khác ngoài các khoản thu hiện tại, việc đầu tư không những chỉ có tác dụng trực tiếp tới khoản thu sau này mà còn có tác dụng tăng thêm vị thế của DN trong ngành cũng như người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 28 - 31)