Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần may Hồ Gươm sau khủng hoảng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 53 - 58)

I. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CTCP MAY HỒ GƯƠM THỜI KỲ SAU KHỦNG HOẢNG

2. Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần may Hồ Gươm sau khủng hoảng.

may Hồ Gươm sau khủng hoảng.

2.1. Nhân tố vĩ mô.

2.1.1. Chính sách của Chính phủ về ngành dệt may

Trong giai đoạn khủng hoảng, Chính phủ đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp đỡ ngành dệt may qua được thời kì khó khăn như: Thủ tướng giao Bộ Tài chính trước mắt nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5% đối với bông nhập khẩu, giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng với thiết bị nhập khẩu đầu tư và ủy thác gia công xuất khẩu, giảm 30% thuế thu nhập DN cho các DN dệt may, cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với quỹ tiền lương còn lại chuyển sang năm sau của các DN. Riêng các DN dệt may đang sử dụng nhiều lao động, Chính phủ sẽ hỗ trợ 40 đồng trên 1 USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động, hỗ trợ lãi suất 4%/ năm với DN vừa và nhỏ… ngoài ra còn một loạt các chính sách hiệu quả khác.

- Ngày 10 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt

Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Thực hiện Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang triển khai 3 chương trình gồm: Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015, Chương trình phát triển cây bông, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Chương trình đặt ra mục tiêu là đến năm 2015, diện tích cây bông vải đạt 30.000ha và tiếp tục tăng lên hơn 2,5 lần (76.000ha) vào năm 2020. Việc triển khai chương trình này sẽ từng bước giúp các DN dệt may có thể chủ động nguyên liệu trong nước.

- Coi ngành dệt may cùng với dầu khí là ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế. - Đạo luật Cải tiến An toàn Sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may tại thị trường Mỹ có hiệu lực từ 10/2/2010 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới

DN. Như vậy, khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trở ngại lớn nhất hiện nay là việc DN tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

- Về phía Nhà nước, hiện vẫn còn nhiều yếu tố gây bất lợi cho việc phát triển thị trường nội địa ngành dệt may như chính sách xuất xứ hàng hoá nhập khẩu chưa được thực hiện; chính sách thuế chưa có tác dụng khuyến khích đủ mạnh đối với việc sử dụng nguyên liệu trong nước do đó chưa tạo điều kiện phát triển sản xuất đầu vào cho sản phẩm dệt may; cơ sở hạ tầng trong nước còn yếu kém làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường và cuối cùng là chính sách quản lý hàng nhập khẩu còn lỏng lẻo đã kéo dài tình trạng cạnh tranh không công bằng giữa hàng lậu với hàng hoá trong nước càng gây thêm khó khăn cho các DN.

Do Công ty cổ phần may Hồ Gươm với thị trường chính là nước ngoài, thị trường trong nước chỉ chiếm trên dưới 10% nên ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là tình hình nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng các chính sách của Nhà nước, của các Hiệp hội trong ngành dệt may.

2 .1.2. Thu nhập bình quân đầu người .

- Theo xu hướng chung, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới ngày càng tăng, hơn nữa nền kinh tế các nước đang có sự phục hồi mạnh và do đó khả năng chi trả cho tiêu dùng cũng tănglên và tất nhiên nhu cầu về số lượng hàng may mặc cũng như là đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã, độ an toàn của sản phẩm ngày càng cao hơn, đòi hỏi DN phải đặc biệt sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, đảm bảo chất lượng trong sản xuất cũng như là các phương thức tiếp thị bán hàng…

- Với các thống kê như bảng 14 về dự báo tăng trưởng kinh tế ở các nước, có thể thấy rằng nền kinh tế trên thế giới đang dần hồi phục và phát triển, kéo theo đó là thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, và nhu cầu về hàng hóa, trong đó có hàng may mặc cũng tăng cao.

- Thị trường nội địa: Theo thống kê ( tài liệu từ tạp chí thương mại). Người dân Việt Nam chi 18% tổng chi tiêu để mua sắm thời trang, 60% dân số trẻ nên VN là thị trường tiềm năng. Dự báo 2010 tiêu dùng trong nước đạt 6 tỉ USD. Người Việt Nam chi 150- 500 nghìn/ tháng cho may mặc sau lương thực thực phẩm. Trong đó 20-25 tuổi chi tiêu chiếm 46.6% ; 26- 35 tuổi chi tiêu 23.8%

Như vậy xét về tình hình tiêu thụ thì thị trường trong nước cũng là một thị trường vô cùng tiềm năng với dệt may Việt Nam.

2.1.3. Tình hình chính trị, luật pháp.

Về cơ bản, hầu như các quốc gia mà Công ty xuất khẩu có tình hình chính trị không mấy biến động mạnh: Mỹ, Đức, EU… đặc biệt là thị trường Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Điều đó tạo rất nhiều thuận lợi cho việc sản xuất cũng như là xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Tuy nhiên còn tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia để có thể có những biện pháp phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thuận lợi cho việc xuất khẩu của DN

2.1.4. Yếu tố văn hóa xã hội.

Mỗi nước có một nét văn hóa xã hội đặc trưng của mình, nền văn hóa đó có thể là giống hoặc đôi khi nó là trái ngược lại với văn hóa nước sở tại với DN xuất khẩu.

Với thị trường trong nước, Công ty Cổ phần may Hồ Gươm có lợi thế là DN sân nhà, hiểu được những đặc điểm chính về yêu cầu trong sản phẩm may mặc của đa số dân cư, không mất thời gian và công sức trong việc nghiên cứu tiền thị trường. Tuy vậy nhưng Công ty vẫn chưa tập trung nhiều cho thị trường này, mà chỉ đầu tư chủ yếu cho xuất khẩu, một thị trường tiềm năng trong nước đã bị coi nhẹ.

Với thị trường nước ngoài thì ngược lại so với thị trường nội địa: sự biến động mạnh trên thế giới, miếng bánh ngọt rất lớn nhưng cạnh tranh còn lớn hơn để có thể có một suất bánh nhỏ, sự khó tính về văn hóa của các nước nhập khẩu, đòi hỏi DN phải có chiến lược thâm nhập tìm hiểu thị trường và sản phẩm phù hợp với thị hiếu văn hóa của khách hàng nước ngoài.

2.1.5. Yếu tố kĩ thuật công nghệ.

Khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thân thiện với môi trường như tre, đậu tương, ngô… hứa hẹn nhiều thay đổi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

2.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành.

2 .2.1. Áp lực từ nhà cung cấp.

Nhà cung cấp là một nhân tố quan trọng nếu như không có nguyên vật liệu thì không thể có thành phẩm. Công ty cổ phần may Hồ Gươm với các nhà cung cấp chính như sau:

*) Nhà cung cấp trong nước. - Khóa Nhật Minh

- Chỉ Dũng Đông - Bao bì Phố Nối

*) Nhà cung cấp nước ngoài

Vải, Phụ kiện: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật, Đức… Sức ép từ nhà sản xuất chúng ta có thể phân tích như sau:

Nguyên vật liệu là nguồn đầu vào quan trọng trong sản xuất, vì vậy mà mối quan hệ giữa Công ty và nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Công ty. Hầu như nguồn cung cấp nguyên vật liệu, và phụ kiện với Công ty chủ yếu là nhập khẩu, chiếm tỉ trọng rất lớn, trên 75% chi phí cho nhập khẩu nước ngòai, còn lại là trong nước. Trong đó, các khách hàng FOB của Công ty thì hầu như đều chỉ định nguồn nguyên vật liệu, phần còn lại là do Công ty tìm nhà cung ứng đầu vào cho mình. Tuy nhiên thì với quan hệ hoạt mua bán lâu năm cộng thêm uy tín trong việc thanh toán và khối lượng nhập nguyên vật liệu mà Công ty cũng tạo được các nhà cung ứng truyền thống, nhờ đó mà giảm áp lực về nguyên vật liệu. Hơn nữa, nguồn nguyên vật liệu trong nước và nước ngòai đang ngày càng phát triển và mở rộng mặc dù với tốc độ không lớn. Nhưng nhìn một cách tổng quát thì áp lực từ phía nhà cung ứng cũng đáng kể, và nếu như chúng ta đặt thang điểm 10 cho áp lực lớn nhất thì với Công ty áp lực này sẽ đạt ở con số 6.8 điểm.

2.2.2. Áp lực từ phía khách hàng.

- Khách hàng của Công ty chủ yếu là những khách hàng có thu nhập trung bình, phần còn lại là thu nhập cao ở trong và ngoài nước. Với các hợp đồng FOB, phần lớn là FOB sơ khai, trong đó khách hàng chỉ đạo nguồn nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm, áp lực với Công ty phải bỏ một khoản tiền lớn ra để sản xuất sau đó khi

khách hàng bên thứ 3 nhận được hàng thì Công ty mới được thanh toán. Với những hợp như thế này, DT Công ty nhận được là 7.5%/1 sản phẩm, so với mức trung bình của các DN sản xuất FOB loại này là từ 5%- 10%.

- Với các hợp đồng FOB mà Công ty tự chủ trong việc tìm nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, cho tới phân phối, tiêu thụ sản phẩm thì gặp phải khó khăn trong thị trường tiêu thụ, khi phải cạnh tranh rất lớn với rất nhiều các sản phẩm từ nhiều DN ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là Các sản phẩm cao cấp của Công ty với các khách hàng cao cấp như: các thương hiệu nổi tiếng : Target, Corporation, Kmat/Seas, Walmart, Costco, Kend Wood, Catimini, South pole, La Redoute. Nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Mango, Jack Wolfskin, Zara, Tchibo, đã dần gắn liền với May Hồ Gươm bởi chất lượng từng đường kim mũi chỉ cũng như thời hạn giao hàng. Chính vì vậy mà áp lực càng lớn hơn khi uy tín và chất lượng sản phẩm làm nên thương hiệu Hồ Gươm trong lòng các khách hàng tầm cỡ này.

- Hợp đồng gia công có cả khách hàng trong nước và nước ngoài, trong đó thì các khách hàng nội địa như Tổng công ty may Việt Tiến, CTCP may Nhà Bè….

- Với các nhà đại lý cấp 1 của Công ty thì áp lực về giá, hình thức thanh toán… rất quan trọng. Vì vậy mà khoảng 60% đại lý là khách hàng truyền thống, còn lại là những khách hàng không thường xuyên với sản phẩm của Công ty.

- Với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm của Công ty cổ phần may Hồ Gươm thì ngày càng khó tính hơn bởi ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi có quá nhiều nhà cung cấp sản phẩm dệt may cả trong nước và quốc tế cả về chất lượng và giá cả. Đánh giá chủ quan áp lực từ phía khách hàng với sản phẩm của Công ty là 8/10 điểm.

2.2.3. Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh của Công ty cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Với thị trường nội địa sản phẩm của Công ty cạnh tranh với các sản phẩm của Việt Tiến, may Thăng Long, may 10…cả về chất lượng và giá cả. Còn với thị trường nước ngoài thì có các đối thủ cạnh tranh về giá cả ngang sức như Trung Quốc, Ấn Độ...

Bảng Phân tích đối thủ cạnh tranh của CTCP may Hồ Gươm

Đối thủ Ưu điểm Nhược điểm CTCP may

Hồ Gươm

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w