Cơ cấu thị trường theo địa lý.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 39 - 42)

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CTCP MAY HỒ GƯƠM TRƯỚC VÀ THỜI KỲ TRONG KHỦNG HOẢNG.

6. Kết quả đạt được của Công tác phát triển thị trường giai đoạn trước và trong thời kì khủng hoảng.

6.1.1. Cơ cấu thị trường theo địa lý.

6.1.1.1 Cơ cấu thị trường trong nước và nước ngoài.

Bảng 7. Cơ cấu về DT tại thị trường trong nước và nước ngòai

Đơn vị: (%)

Thị trường 2005 2006 2007 2008 2009

Trong nước 3.8 4.5 5.0 5.7 7.6

Nước ngoài 96.2 95.5 95.0 94.3 92.4

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Tốc độ tăng tỉ trọng DT trong nước 10.2 18.4 11.1 14.0 33.3

( nguồn: phòng kế hoach)

nước và nước ngoài. Thị trường nước ngoài chiếm tỉ trọng quá lớn, chiếm trên 90 % tổng doanh thu, theo đó thị trường trong nước chiếm tỉ lệ quá nhỏ. Điều này cho thấy rằng sự phụ thuộc vào tình hình biến động của thế giới là khá lớn với DN.

Theo xu thế, thì tỉ trọng trong DT tại thị trường trong nước có xu hướng tăng lên, còn tỉ trọng về DT trên thị trường nước ngoài có xu hướng giảm đi, nhưng về giá trị tuyệt đối thì 2 con số này đều tăng lên.

Tuy nhiên mức độ thay đổi về cơ cấu DT còn nhỏ, năm 2009 so với năm 2005 tỉ trọng DT trong nước chỉ tăng có 3.8%, tính trung bình hàng năm chỉ tăng có 0.95%, một con số khá nhỏ so với khả năng rất tiềm năng của thị trường nội địa. Tỉ trọng DT trong nước chiếm trong tổng DT chỉ có chưa đầy 10% tính đến năm 2008 và tốc độ tăng quá chậm, chỉ có hơn 10%. Năm 2009 triển khai thực hiện tốt lời kêu gọi của Bộ Chính trị “ người Việt dùng hàng Việt” và chương trình “Ngành dệt may Việt nam đồng hành cùng biển đảo Tổ quốc”, cùng với sự khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài mà các DN dệt may Việt Nam mới chú trọng hơn tới thị trường nội địa. Công ty cổ phần may Hồ Gươm cũng vậy. Với việc quay lại thị trường nội địa trong năm 2009, thì tốc độ tăng tỉ trọng DT trong nước của Công ty có sự gia tăng đột ngột ở con số 33.3 %, tương ứng chiếm tỉ trọng 7.6 % tổng DT trong Công ty.

Các DN trong nước đã để lỡ mất cơ hội tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước. Theo các chuyên gia thương mại, có 2 yếu tố khiến DN Việt Nam bỏ lỡ cơ hội tại thị trường nội địa. Thứ nhất là giá nhập khẩu hàng Trung Quốc quá rẻ, chỉ bằng 1/3 đến 1/4 giá bán của hàng may uỷ thác để xuất khẩu. Thứ hai là thiếu những nhà phân phối lớn, chuyên kinh doanh hàng may mặc chất lượng cao. Mặt khác ngành may Việt Nam lại đang phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nước ngoài. Nhiều công ty may lớn của Việt Nam trong khi làm hàng xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa đã phải nhập tới 80% nguyên liệu, 20% còn lại là các loại nguyên liệu phụ được tiếng là mua ở trong nước nhưng trong số đó vẫn có thứ phải nhập ngoại như khoá, chỉ...

Trên thị trường dệt may Việt Nam, thì các doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp khoảng 15% nhu cầu nội địa, 70% khối lượng sản phẩm dệt may thuộc về Trung Quốc, còn lại là sản phẩm tới từ các nước khác. Như vậy thấy rằng các DN may Việt Nam chưa khai thác tối đa tiềm năng nội địa.

6.1.1.2. Cơ cấu thị trường trong nước.

Bảng 8. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của Công ty tại thị trường trong nước

Khu vực Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

Miền Bắc % 82.4 81.0 78.9 78.2 77.0

MiềnTrung % 17.6 19.0 21.1 21.8 23.0

Tổng % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

( nguồn:phòng kế hoạch)

Qua trên ta thấy rằng thị trường của Công ty có sự phân khúc rõ ràng, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, chiếm hơn 75 % tồng doanh thu. Đây đựơc coi là thị trường mục tiêu của Công ty. Tuy nhiên thì theo thời gian, tỉ trọng thị trường khu vực miền Bắc có xu hướng giảm tương ứng với đó là thị trường miền Trung có xu hướng tăng lên, nhưng mức độ thay đổi tỉ trọng này còn khá chậm, trung bình hàng năm thay đổi 1.35%. Chứng tỏ Công ty ngày càng mở rộng thị trường ra khu vực miền Trung qua các biện pháp phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn này.

Điều đặc biệt ở đây chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng: đó là tỉ trọng DT ở thị trường miền Nam = 0%, cho thấy sản phẩm của Công ty chưa xuất hiện ở thị trường miền Nam, và đây chính là thị trường tiềm ẩn với Công ty. Do đó phải có chiến lược thâm nhập thị trường miền Nam phù hợp để có hiệu quả nhất, khai thác tối đa các thị trường còn bỏ trống.

6.1.1.3. Cơ cấu thị trường nước ngoài.

Bảng 9. Cơ cấu DT xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

Nước Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

Mỹ % 77.8 78.1 80.0 76.3 77.0

Đức % 12.0 13.1 14.0 13.0 12.8

Tây ban nha % 4.0 3.5 3.0 2.8 2.8

Các nước khác % 6.2 5.3 3.0 7.9 7.4

( nguồn: phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận xét về tình hình thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần may Hồ Gươm ở thị trường nước ngoài như sau:

Thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng lớn, trên 77% tổng DTBH ở thị trường nước ngòai, tương đương cũng gần 75 % tổng DTBH của Công ty. Với thị trường Mỹ chủ yếu là gia công với khối lượng lớn và một vài đơn hàng FOB, với tỉ trọng về DT cao như vậy, sự thay đổi về tình hình của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ sản lượng tiêu thụ của Công ty. Chính vì vậy mà có thể nhận thấy sự biến đổi về tỉ trọng DT ở thị trường Mỹ, năm 2008 có sự giảm đột ngột từ 80 % năm 2007 xuống còn 76.3%, một vài đơn đặt hàng của đối tác đã bị hủy hợp đồng với Công ty. Tuy nhiên có thể thấy rằng thị trường Mỹ mặc dù có sự sụt giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh thu, cho thấy đây vẫn là thị trường chủ yếu của Công ty, tỉ lệ các hợp đồng khá ổn định chiếm tỉ lệ cao nên về cơ bản thì Công ty ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng hơn một vài DN dệt may khác.

Năm 2009 có sự quay trở lại của một số lượng đơn hàng, nên tỉ trọng trên thị trường Mỹ tăng lên, thêm 0.7 %. Một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty với thị trường Mỹ trong thời kì tiếp theo.

- Thị trường lớn thứ 2 là thị trường EU, mà lớn nhất là thị trường Đức chiếm trên 12 % thị trường nước ngòai. Và cũng vì là một nước lớn, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên xu hướng tiêu dùng cũng tương tự như Mỹ và đây là cách lý giải cho sự biến động về con số tỉ lệ DT ở thị trường Đức.

- Các thị trường còn lại như: CHLB Nga, Thụy Điển, Châu Phi, Đan Mạch… chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Và giữa các thị trường này có sự chuyển giao tỉ lệ cho nhau không đều giữa các thời kì.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 39 - 42)