NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CTCP MAY HỒ GƯƠM SAU KHỦNG HOẢNG.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 63 - 68)

MAY HỒ GƯƠM SAU KHỦNG HOẢNG.

1. Xây dựng, phân tích ma trận SWOT.

Tất cả những phân tích trên có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Công ty cũng như những thách thức mà Công ty gặp phải như sau

Ma trận SWOT của Công ty cổ phần may Hồ Gươm

Điểm mạnh

-Đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm và tinh thần làm việc cao.

- Uy tín và thương hiệu ngày càng được khẳng định về chất lượng, số lượng và thời hạn giao hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho cả số lượng và chất lượng sản phẩm. - Khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống. - Hệ thống quản lý trong Công ty khá tốt Điểm yếu - Thị phần của Công ty vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. - Thị trường mục tiêu khá tập trung nên khó tránh rủi ro khi thị trường đó biến động mạnh.

- Nguyên liệu nhập khẩu là chính. - Công tác Marketing chưa được đầu tư xác đáng.

- Công tác dự báo chưa được chú trọng đầu tư.

Cơ hội

- Môi trường kinh tế chính trị ổn định. - Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, chi tiêu cho dệt may sẽ tăng lên. - Ngành dệt may đang rất được

Chiến lược (O/S)

1. Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, thị trường mới. 2. Mở rộng thị trường bằng sản phẩm có chất lượng cao.

Chiến lược O/W

1. Chiến lược phát triển sâu hơn vào thị trường đã có. 2. Nâng cao chất lượng công tác Marketing.

như là ngành xuất khẩu chủ lực. - Việt Nam gia nhập WTO, môi trường thế giới rộng lớn.

- Chính phủ đầu tư cho chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu may mặc trong nước. -Ấn độ đã có chương trình hợp tác với Việt Nam, cam kết về nguồn nguyên liệu.

hiện có để xuất khẩu

Thách thức

- Giá nguyên vật liệu biến động. - Hàng lậu, hàng giá rẻ.

- Đối thủ cạnh tranh lớn mạnh. - Hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu nên phụ thuộc vào tình hình thế giới rất mạnh.

- Yêu cầu về nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ ngày càng khắt khe.

- Nhiều chính sách về nhập khẩu của nhà nước còn bất lợi với DN.

Chiến lược (T/S) 1.Giữ vững thị phần

2. Tăng cường chiến lược Marketing xúc tiến bán hàng.

Chiến lược T/W

1. Thu hẹp thị trường, xúc tiến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Như vậy với mỗi DN cũng đều có những cơ hội và thách thức của mình, từ đó phải phân tích cụ thể để tìm được lối đi đúng cho DN.

2. Lựa chọn chiến lược.

Có nhiều chiến lược để lựa chọn và trong đó có các chiến lược chính như sau: 2.1. Chiến lược theo chiều sâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm:

- Tận dụng được ưu thế đã có từ lâu để duy trì mối quan hệ đồng thời có điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ từ thị trường này.

- Giữ vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường truyền thống, tạo thế độc quyền nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

-Sản phẩm đạt được uy tín đặc biệt về loại mặt hàng cung ứng. Nhược điểm:

-Thị trường tiêu thụ là nhỏ hẹp, chỉ là những thị trường truyền thống

- Rủi ro khi nhu cầu từ thị trường giảm sút hoặc khi khách hàng gây sức ép về giá, công ty khó có khả năng thay đổi tình thế hoặc khi đó đối thủ cạnh tranh lớn hơn thâm nhập sâu vào thị trường đó.

- Cần phải có các biện pháp Marketing mạnh và chuyên nghiệp hơn mới có thể phát triển sâu hơn vào thị trường này.

2.2. Chiến lược thu hẹp thị trường Ưu điểm:

- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh

- Có điều kiện nghiên cứu và phát triển những mặt hàng mới có chất lượng cao Nhược điểm:

- Ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong DN

- Mất đi nhiều bạn hàng quen thuộc mà công ty đã xây dựng từ lâu

- Phải mất nhiều thời gian xây dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng

2.3. Chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng

Ưu điểm: - Mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước - Sản lượng tiêu thụ tăng.

Nhược điểm: - Yêu cầu cao cho bộ phận tìm kiếm thị trường. - Khó xác định được thị trường mục tiêu để đầu tư.

Từ những phân tích trên, công ty đã lựa chọn cho mình chiến lược: Thâm

nhập sâu vào thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới.

Lý do lựa chọn chiến lược:

- Nhu cầu về hàng hóa may mặc ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. - Thương hiệu Hồ Gươm ngày càng được khẳng định trên thị trường cả trong nước và nước ngoài.

sưu tâp mới đã ngày càng chiếm được sự thỏa mãn của khách hàng. - Cơ sở vật chất cũng như là nhân công ngày càng được mở rộng. - Thị trường tiềm năng chưa khai thác hết.

- Các chính sách của Nhà nước cũng như các Hiệp hội về may mặc có nhiều chính sách khuyến khích DN mở rộng sản xuất.

- Các bộ phận trong Công ty ngày càng hòan thiện hơn.

Với những yếu tố trên đã hình thành chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn tới của Công ty sau khủng hoảng.

3. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường:

Bảng 20. Mục tiêu về cơ cấu thị trường của Công ty cổ phần may Hồ Gươm

Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trong nước % 8.7 10.0 11.5 13.2 15.0 16.5

Nước ngoài % 91.3 90.0 88.5 86.8 85.0 83.5

Tổng % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: phòng kế hoạch của Công ty.

Nhìn bảng trên có thể thấy về giá trị tương đối, mục tiêu của Công ty tăng thị phần trong nước, tuy nhiên Công ty vốn chuyên về xuất khẩu nên tỉ lệ xuất khẩu vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn(>80%).

- Phát triển thị trường miền Trung và Miền Nam, mục tiêu đến năm 2015 tăng thị phần miền Nam lên 10%, miền Trung lên 27 %, miền Bắc giảm xuống còn 63%.

- Tăng kênh tiêu thụ gián tiếp và mở rộng thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên khắp cả nước và ở nước ngòai. Tăng tỉ lệ khách hàng đại lý truyền thống lên 80% thay vì chỉ có 60% như hiện tại, tạo điều kiện cho công ty có thể ổn định các đơn đặt hàng trong quá trình sản xuất.

- Mục tiêu tăng tỉ trọng sản phẩm cho trẻ em, vượt lên tỉ trọng sản phẩm cho người lớn, coi trẻ em là thị trường mục tiêu quan trọng trọng nước và nước ngoài.

4.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

Chức năng nghiên cứu và phân tích thị trường, tiếp cận thị trường được giao cho bộ phận Marketing và lực lượng bán hàng trực tiếp vì đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với khách hàng.

Địa điểm thực hiện: Từ đại lý của công ty và các nguồn thông tin trên mạng điện tử, báo, tạp chí.

Phương tức thực hiện: thu thập thông tin trực tiếp tại các đại lý hoặc có thể từ kết quả bán hàng. Thu thập thông tin gián tiếp thông qua các kết quả thống kê của ngành và các cơ quan chức năng.

Ngân sách thực hiện: nguồn vốn cho nghiên cứu và tiếp cận thị trường được trích từ quỹ phát triển kinh doanh (10%), và thưởng cho cán bộ công nhân viên làm tốt nhiệm vụ là 10% (trích từ quỹ khen thưởng).

4.2. Phân đoạn thị trường.

Phân đoạn thị trường theo vùng địa lý và theo nhân khẩu học. - Trong nước mở rộng ra thị trường miền Trung và miền Nam.

- Ngoài nước thâm nhập sâu vào các thị trường truyền thống. Mở rộng thị trường khác có mức thu nhập ở mức trung bình thế giới. Đây là những thị trường tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết hoặc chưa được khai thác như châu Phi, Châu Á..

Theo nhân khẩu học:

-Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ở tầng lớp trung lưu. - Thị trường quần áo trẻ em được đầu tư nhiều hơn.

4.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

- Thị trường trong nước tập trung vào các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt… Trong đó tập trung vào các trung tâm thương mại và đại lý có quy mô.

- Phát triển vào những trường mới như Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An…

Nga, Châu Phi, Trung Đông.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 63 - 68)