Tình hình nền kinh tế và ngành dệt may thế giới sau khủng hoảng.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 50 - 53)

I. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CTCP MAY HỒ GƯƠM THỜI KỲ SAU KHỦNG HOẢNG

1. Tình hình nền kinh tế và ngành dệt may thế giới sau khủng hoảng.

1.1. Tình hình kinh tế thế giới sau khủng hoảng và ảnh hưởng tới Việt Nam.

Nền kinh tế thế giới chứng kiến một cuộc đại khủng hoảng sảy ra mà không ai có thể dự đoán trước, tổng thiệt hại là rất lớn, lan sang tất cả mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên năm 2010 nền kinh tế thế giới có sự phục hồi nhiều so với năm 2008, 2009 và vì thế hứa hẹn nhiều triển vọng với các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành dệt may. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dự đoán, GDP của toàn thế giới trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 4.2%. Kinh tế một số nước đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu hồi phục, nhu cầu tiêu dùng sẽ được cải thiện hơn.

Bảng 14. Tốc độ tăng trưởng dự báo một số nước

Năm Đơn vị Trung Quốc Ấn độ Việt nam Hàn quốc Mỹ Nhật EU Đức Trung đông Nam phi 2010 % 8.5 6.5 6.5 4.5 3.1 1.9 1.0 2.6 3.4 1.5 2011 % 8.1 6.8 6.3 5.0 2.6 2.0 1.5 2.8 3.2 1.6

Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ thế giới IMF

Qua dự báo về tình hình tăng trưởng kinh tế các nước cho 2 năm gần nhất 2010 và 2011 của IMF, có thể thấy rằng về cơ bản nền kinh tế các nước đã có sự phục hồi so với 2 năm trước, sự phát triển là rất khả quan cho ngành dệt may nói riêng và các ngành khác nói chung. Khu vực có tốc độ phục hồi và phát triển mạnh nhất vẫn là Châu Á, mức tăng trưởng trung bình năm khoảng trên 5%, đây là một con số khá khả quan cho sự phát triển. Mỹ và EU có sự phục hồi chậm, tuy nhiên thì GDP của 2 nền kinh tế này là rất lớn vì vậy chỉ sự tăng trưởng nhỏ cũng có thể tạo ra được một khối lượng vật chất lớn. Một vài nhận định cho sự phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng như sau:

- Năm 2010 trở đi kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng. - Châu Mỹ sẽ sáng sủa hơn.

- Châu Âu khả năng phục hồi còn yếu.

- Châu Á động lực đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng. - Châu Phi: yếu kém và bất ổn.

1.2. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may sau khủng hoảng.

Sản xuất và XK hàng dệt may sẽ có hy vọng khởi sắc hơn năm 2009. Ngoài ra, do chi phí cao, sản xuất dệt may tại một số khu vực như Nam Mỹ, Carribe và Trung Mỹ, Đông Âu có xu thế giảm sút và chuyển dịch sang châu Á, là nơi có lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp hơn. Việt Nam đang là một trong những điểm đến hấp dẫn, ưu tiên đầu tư của nhiều công ty, nhà nhập khẩu. Đặc biệt, với năng lực cạnh tranh, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày một cao, Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng và tin tưởng đặt hàng. Ngành dệt may VN dự báo, với những dấu hiệu lạc quan này, XK dệt may trong năm 2010 sẽ đạt khoảng 10,5 tỷ USD, đạt tăng trưởng 12%. Hiện nay, nhiều DN đã có đơn hàng sản xuất đến quý 2 - 2010.

Bảng15: Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu ngành may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Đơn vị: triệu USD

Thương mại quốc tế. 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Kim ngạch XK hàng

may mặc 5.579 7.186 9.054 7.424 8.335 8.898 8.929 9.505

Kim ngạch NK hàng

may mặc 271 426 449 337 379 414 451 497

Cán cân thương mại

ngành may mặc 5.308 6.760 8.604 7.087 7.955 8.484 8.477 9.008

Nguồn: BMI (tháng 7/2009)

Giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009 và 2010. Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 2003-2008 (11,9%).

Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ thấp hơn so với mức trong giai đoạn 2006-2008.

Theo BMI (2009), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng liên tục từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2009 lên hơn 1,9 tỷ USD vào năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng 9,8%/năm trong 2010-2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng từ mức hơn 7,4 tỷ USD lên hơn 9,5 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2013.

Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu này cũng đi kèm những diễn biến đáng lo ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm hụt đã giảm mạnh trong năm 2009 và trong giai đoạn 2011-2013. Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu của mình. Triển vọng nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc cũng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 16: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2005-2020

Mặt hàng Đơn vị 2005 2010 2020

Năng

lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu

Bông 1000 tấn 11 165 154 20 255 235 60 430 370

Sợi nhân tạo 1000 tấn 140 140 260 220 600 370

Chỉ, filamen 1000 tấn 260 510 250 350 790 440 650 1.350 700

Vải Triệu m2 618 2.280 1.662 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950

Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài.

một phần là EU đối với Việt Nam và Trung Quốc là cách để các nước này bảo vệ ngành công nghiệp dệt may trong nước và các đối tác khu vực.

Như vậy tình hình thế giới trong những năm sắp tới có thể nói là có nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng rất lớn với dệt may Việt Nam nói chung đặc biệt là các DN xuất khẩu như Công ty cổ phần may Hồ Gươm.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần may hồ gươm sau khủng hoảng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w