III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CTCP MAY HỒ GƯƠM TRƯỚC VÀ THỜI KỲ TRONG KHỦNG HOẢNG.
1. Công tác nghiên cứu thị trường
Nhiệm vụ này do phòng kế hoạc và phòng kinh doanh chịu trách nhiệm. Thời gian qua, chính sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, Công ty đã chi khoảng
5% lợi nhuận sau thuế, một mức chi phí khá lớn và ngày càng tăng theo từng năm.Các thành viên trong phòng thông qua các số liệu và ý kiến thu thập được từ bộ phận bán hàng phản ánh những nhu cầu của khách hàng hiện tại, sự biến đổi về thị hiếu do các yếu tố khác nhu thu nhập, tình hình kinh tế thị trường biến động, hoặc cũng có thể qua các phương tiện truyền thông… nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố trên bàn giấy. Việc nghiên cứu thị trường rất phức tạp nhưng đây lại là công đoạn vô cùng quan trọng, là định hướng cho những công việc tiếp theo. Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
1.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường căn cứ chủ yếu vào cơ cấu sản phẩm xuất bán hàng năm của Công ty trong một thời gian gần với thời gian hiện tại để xem diễn biến sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm của khách hàng, xu thế biến động của đời sống xã hội.
Nhu cầu thị trường của Công ty thời gian qua gồm các loại sau: - Các đơn đặt hàng gia công trong nước và nước ngoài
Nhu cầu này chiếm một tỉ lệ khoảng 32- 40 % trong tổng số nhu cầu sản phẩm của Công ty. Trong đó, các nhu cầu gia công nội địa chiếm khoảng 3-5% còn lại là gia công xuất khẩu.
- Các đơn đặt hàng FOB xuất khẩu.
Tỉ lệ các đơn đặt hàng này khá lớn (khoảng 60%) trong tổng mức nhu cầu của Công ty. Tuy nhiên mặc dù FOB chiếm tỉ lệ lớn nhưng chủ yếu lại là FOB sơ khai chiếm khoảng trên 80% trong tổng nhu cầu về hàng FOB, do khách hàng của Công ty áp đặt nguồn nguyên vật liệu, mẫu mã cho sản phẩm xuất khẩu. Còn lại là FOB theo đúng nghĩa, tức là Công ty sẽ mua nguyên vật liệu, thiết kế mẫu, chào hàng và bán thành phẩm cho khách hàng thì chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Nhu cầu về các loại hàng hóa may mặc mà Công ty trực tiếp cung ứng ra thị trường. Phần thị trường này chiếm tỉ trọng nhỏ từ 2 – 4% trong tổng DT từ các đơn đặt hàng.
Nhìn chung nhu cầu về sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có giá phù hợp với giới trung lưu, kiểu dáng sáng tạo, chất lượng đảm bảo. Loại nhu cầu này chiếm khoảng > 75% về số lượng. Còn lại là nhu cầu về hàng hóa cao cấp, chiếm tỉ lệ <25% tổng nhu cầu, những sản phẩm này chủ yếu cho các đơn đặt hàng với các
khách hàng lớn có thương hiệu trong nước và trên thế giới.
1.2. Khách hàng của Công ty.
Nhận thấy thị trường may mặc đầy tiềm năng, vì vậy mà nỗ lực trong việc đi tìm khách hàng cũng như là những khách hàng đến với Công ty do uy tín và hợp tác từ lâu. Vì vậy mà khách hàng của công ty được phân chia như sau:
- Khách hàng là những DN trong nước và nước ngoài thuê gia công - Khách hàng FOB xuất khẩu.
- Khách hàng là những cửa hàng kí gửi hàng hóa - Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp
- Khách hàng là những đại lý trung gian.
Trong giai đoạn khủng hoảng thì khách hàng được Công ty chú trọng nhất là
khách hàng tiêu dùng cuối cùng và khách hàng FOB truyền thống nhằm khai thác tối đa thị trường này trong thời buổi khó khăn của nền kinh tế.
1.3. Phân đoạn thị trường.
- Khách hàng trong nước - Khách hàng nước ngòai
Đây là cách phân đoạn thị trường đơn giản nhất của Công ty theo khu vực địa lý. Với cách này công ty có thể có các biện pháp riêng cho từng loại thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty để mở rộng thị trường.
Trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới thì Công ty đầu tư thị
trường khách hàng nội địa và các khách hàng truyền thống( gồm các khách hàng ở Mỹ và Đức, EU), tìm kiếm những đoạn thị trường mới như Hàn Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi…