3.3.4.1. Thiết kế vườn trồng: Thiết kế vườn chôm chôm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài. - Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.
- Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại.
3.3.4.2. Thời vụ
Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất vì cây con cần nhiều nước giai đoạn đầu.
3.3.4.3. Cách trồng
Đào hố 60 cm x 60 cm x 60 cm, bón lót (10 - 20 kg phân chuồng hoai + 300g superlân)/hố.
Khoảng cách trồng: Chôm chôm thường trồng kiểu hình vuông hay hình nanh sấu, với khoảng cách 8 m x 8 m hay 6 m x 6 m.
3.3.4.4. Bón phân
Các nghiên cứu cho thấy chôm chôm cần kali và đạm. Thiếu kali dễ làm cháy chóp lá (nhất là ở các phần nằm ngoài trảng).
a) Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây chôm chôm
Bảng 2: LIỀU LƯỢNG PHÂN KHUYẾN CÁO CHO CHÔM CHÔM
ĐVT: kg/ha
Loại phân Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm KD
HC Vi sinh 1.000 1.000 1.000 1.000 Vôi bột 500 500 500 500 Ure 38 75 125 521 Lân Super 125 250 350 1.411 Kali clorua 44 75 175 200 b) Cách bón
(Nguồn: kỹ thuật trồng chôm chôm công nghệ cao)
Phân bón của mỗi đợt được hòa tan vào bồn, sau đó mở nước của hệ thống tưới tiết kiệm nước để phân chảy theo đến từng gốc cây.
3.3.4.5. Tưới nước
Giai đoạn cây con và khi cây ra hoa, trái, lưu ý tưới đủ nước. Sau đây là mô hình về hệ thống tưới nước được khuyến cáo.
(Nguồn: kỹ thuật trồng chôm chôm công nghệ cao)
3.3.4.6. Cắt tỉa
Cây chôm chôm có tán dày, rộng, để giúp cành lá phân phối đều, cần tạo khung tán khi cây còn nhỏ (cao khoảng 80 – 100 cm). Cắt chừa lại 2 - 3 cành có gốc phân cành lớn từ thân chính. Nguồn: [8]