CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 53)

Để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của hộ trồng chôm chôm ta tiến hành phân tích hàm thu nhập ròng từ đó tìm ra những nhân tố tích cực để phát huy và hạn chế những tiêu cực. Hàm lợi nhuận được khái quát như sau:

Y = α0 + α1X1+ α2X2+ α3X3 + α4X4+ α5X5+ α6X6 + α7X7.Trong đó: Y: Biến phụ thuộc (Lợi nhuận)

Xi: Biến độc lập. Gồm có: (1) X1: Tham gia tập huấn

(2) X2: Chi phí giống (Đồng/công) (3) X3: Chi phí vận chuyển (Đồng/công) (4) X4: Chi phí phân bón (Đồng/công) (5) X5: Chi phí lao động nhà (Đồng/công) (6) X6: Giá bán (Đồng)

(7) X7: Năng suất (Kg) Bảng kết quả hàm hồi qui cho biết:

Với Sig. F = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5%, nên ta được quyền kết luận mô hình hồi qui có ý nghĩa.

Hệ số xác định R2 = 86,1%, có nghĩa là 86,1% mức độ biến động của thu nhập ròng sẽ được giải thích bởi các biến đã liệt kê trong mô hình với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%; còn 13,9% còn lại được giải thích bởi các biến khác ngoài vào mô hình. Từ việc phân tích mô hình hồi qui tuyến tính nhiều chiều, ta có hàm thu nhập ròng như sau:

Y = - 15.724.509,215 + 1.335.515,552X1 – 6,005X2 – 3,996 X3+ 2,733X4 – 0,789X5+ 1.574,140X6+ 4.657,363X7

Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUI TUYẾN TÍNH

Mô hình Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị t

Hằng số -15.724.509,215 4.623.148,005 -3,401

Tham gia tập huấn 1.335.515,552** 621.122,171 2,150

Chi phí giống -6,005*** 2,075 -2,895 Chi phí vận chuyển -3,996* 2,142 -1,866 Chi phí phân bón 2,733* 1,334 2,048 Chi phí lao động nhà -0,789** 0,286 -2,762 Giá bán 1.574,140*** 165,297 9,523 Năng suất 4.657,363*** 953.039,123 4,887

Biến phụ thuộc Lợi nhuận

Số mẫu 50

Hệ số xác định (R2) 0,861

Sig.F 0,000 s

(Nguồn: kết quả xử lý mô hình hồi qui, 2009) Ghi chú: Với ***, **, * tương ứng lần lượt là mức ý nghĩa tại 1%, 5%, 10%

Biến tập huấn là biến giả với giá trị X1= 1: có tham gia lớp tập huấn, X1= 0: không tham gia tập huấn

Phương trình hồi qui được giải thích như sau:

Hầu hết các yếu tố giải thích đều có quan hệ chặt chẻ và tỉ lệ thuận với thu nhập ròng của nông hộ, có nghĩa là nếu như nông hộ có khả năng tốt hơn về nguồn lực gồm tham gia tập huấn, chi phí phân bón, giá bán và năng suất thì họ có khả năng tăng thu nhập ròng. Bên cạnh đó, có một số biến sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ như chi phí giống, chi phí vận chuyển, chi phí lao động nhà. Trong các yếu tố đưa vào mô hình, yếu tố chi phí giống, giá bán, năng suất, ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, tham gia tập huấn, chi phí lao động nhà ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và yếu tố chi phí phân bón và chi phí vận chuyển ảnh hưởng có ý nghĩa cao ở mức 10%. Cụ thể, sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến lợi nhuận được thể hiện như sau:

4.4.1. Những yếu tố làm giảm lợi nhuận:

Chi phí giống: Khi tăng 1 đồng chi phí giống sẽ làm giảm 6,005 đồng/công, các yếu tố còn lại cố định. Điều này có thể được giải thích là do việc

cây con bị trong quá trình trồng nhiều, nên khi tăng chi phí mua con giống dẫn đến việc làm giảm lợi nhuận của người dân. Theo thông tin từ các hộ được phỏng vấn thì có 36% nông hộ mua giống của người quen biết hay mùa từ những vườn khác, chất lượng cây giống không đảm bảo dẫn đến việc hao hụt trong quá trình trồng. Thêm vào đó, yếu tố thời tiết, sâu bệnh cũng góp phần ảnh hưởng đến việc hao hụt cây giống.

Chi phí vận chuyển: Khi tăng 1 đồng chi phí vận chuyển làm cho lợi nhuận giảm 3,996 đồng, các yếu tố còn lại được cố định. Thông thường nông hộ thường bán cho thương lái đường dài và các vựa lớn trong vùng vì những nơi đây thu mua với giá cao hơn người thu gom nhỏ lẻ từ 200 – 500 đồng/kg, nhưng khi bán ở những nơi này thì nhà vườn phải chở chôm chôm lại tận nơi để bán (trừ những chủ vườn bán với số lượng lớn 500 – 1.000 kg thì thương lái lại tận nhà mua) và với việc xăng dầu trong thời gian qua tăng cao nên mức chênh lệch giá này không bù đắp được chi phí mua nhiên liệu vận chuyển chôm chôm đến nơi bán. Thêm vào đó, khi mang chôm chôm đến nơi bán nhà vườn còn mất thêm tiền cho chi phí bốc vát để vận chuyển chôm chôm từ ghe, xuồng đến nơi bán. Chính vì thế, nhà vườn nên cân nhắc việc chọn đối tượng bán sao cho hợp lý để không làm giảm lợi nhuận.

Chi phí lao động nhà: Khi tăng 1 đồng chi phí lao động nhà làm cho lợi nhuận giảm 0,789 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Trong quá trình trồng, việc chăm sóc chôm chôm chủ yếu do lực lượng lao động nhà đảm nhiệm, nông dân thường lấy công làm lời nên không thấy được sự ảnh hưởng của chi phí này. Trên thực tế chi phí lao động nhà có ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận chủa nông hộ. Thật vậy, khi phân tích tỷ trọng các khoản chi phí sản xuất chôm chôm thì chi phí lao động nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí (chiếm 39,82%). Thêm vào đó, hiện nay trên thị trường giá thuê lao động tại địa phương tăng cao vì nguồn lao động tại địa phương giảm do việc dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang nông nghiệp. Vì thế nên khi qui lao động gia đình ra tiền theo mức giá thuê mướn lao động tại địa phương thì đây là một khoản chi phí không hề nhỏ.

4.3.2. Yếu tố làm tăng lợi nhuận:

Chi phí phân bón: Khi tăng 1 đồng chi phí phân bón làm cho lợi nhuận của nông hộ trồng chôm chôm tăng 2,733 đồng, các yếu tố còn lại được cố định. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng phân bón của người dân khá hợp lý, nông hộ biết cách sử dụng phân bón theo các khuyến cáo của cán bộ khuyến nông như nguyên tắc bón phân “4 đúng”, “1 phải, 5 giảm”… Từ việc sử dụng phân bón có hiệu quả giúp tăng năng suất từ đó tăng lợi nhuận của nông hộ.

Năng suất: Khi năng suất tăng lên 1kg sẽ làm cho lợi nhuận tăng thêm 4.657,363 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Qua đây ta thấy rằng, nông dân cần học hỏi thêm những kỹ thuật sản xuất mới thường xuyên tìm hiểu thông tin khuyến nông từ báo đài, cán bộ khuyến nông… nhằm nâng cao hiểu của bản thân về kỹ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào đúng và hợp lý nhằm nâng cao nănâtsuất dẫn đến nâng cao lợi nhuận của nông hộ.

Giá bán: Khi giá bán tăng lên 1 đồng làm cho lợi nhuận tăng 1.574,140 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Thông thường giá bán chôm chôm không cao khi vào chính vụ, để khắc phục tình trạng này, một số hộ trồng chôm chôm đã sử dụng kỹ thuật xử lý cho chôm chôm ra hoa rãi vụ để bán được giá cao hơn. Vào cuối năm 2008, là vụ mùa bội thu đối với những hộ điều khiển chôm chôm ra hoa rãi vụ, bình quân mỗi kg chôm chôm bán với giá bình quân 18.000 đồng/kg, những hộ này thu lợi bình quân trên 15.000.000 đồng/công. Đây không phải là một con số nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số lượng hộ này không nhiều. Mặt khác, có một số hộ do chưa hiểu rõ về kỹ thuật xử lý nên áp dụng không thành công hoặc năng suất không cao. Qua đây, ta thấy rằng nông hộ cần học hỏi kỹ thuật sản xuất từ cán bộ khuyến nông, đồng thời thường xuyên cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực sản xuất từ báo đài, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất…

Tham gia tập huấn kỹ thuật: Việc tham gia tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng khá lớn, tỷ lệ thuận với lợi nhuận của nông hộ. Khi nông hộ tham gia tập huấn sẽ làm cho lợi nhuận tăng 1.335.515,552 đồng/công, các yếu tố khác cố định. Điều này cho thấy rằng, công tác khuyến nông của cán bộ xã, huyện phổ

biến về kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm được nông dân tiếp thu và áp dụng khá thành công, mang lại lơi ích cho nông dân. Qua đây, ta thấy được lợi ích của việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hướng dẫn, giúp nông dân biết về những kỹ thuật mới, đồng thời nông dân được hướng dẫn chi tiết, hiểu rõ ràng hơn về cách thức thực hiện, từ đó việc áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn, nâng cao năng suất, dẫn đến việc tăng lợi nhuận.

Tóm lại, từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, ta loại ra được các biến làm giảm lợi nhuận để có biện pháp khắc phục hoặc hạn chế tác động xấu của biến này, đồng thời tìm ra được những biến có tác động làm tăng lợi nhuận để phát huy nhằm tăng lợi nhuận từ đó giúp nâng cao cuộc sống của nông hộ trồng chôm chôm.

4.4. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ4.4.1. Giới thiệu kênh phân phối chôm chôm tại địa phương 4.4.1. Giới thiệu kênh phân phối chôm chôm tại địa phương

Thương

lái Ngườibán sỉ

Nông dân Người

bán lẻ tiêu dùngNgười

Xuất khẩu Tự bán lẻ

: Đường đ i của trái chôm chôm. Nguồn: Thông tin thu thập, 2009

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ chôm chôm Sơ đồ kênh tiêu thu chôm chôm gồm có 2 kênh:

Kênh tiêu thụ thứ nhất là nông dân sẽ bán cho thương lái, sau đó, thương lái sẽ bán cho những người bán sỉ, người bán sỉ sẽ bán cho người bán lẻ, người tiêu

dùng hoặc xuất khẩu, và người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ này kết thúc tại đây.

Kênh tiêu thụ thứ hai, kênh này đơn giản hơn nhiều, có nghĩa là khi thu hoạch, người dân mang chôm chôm bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ trái cây tại địa phương hay tại nhà. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều.

Hiện nay, kênh tiêu thụ chôm chôm còn khá đơn giản vì tại địa phương chưa xây dựng được hợp tác xã sản xuất chôm chôm giúp bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho trái chôm chôm. Thêm vào đó, tại địa bàn nghiên cứu chưa có các doanh nghiệp tư nhân tham gia chính thức vào khâu tiêu thụ, việc tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, nên không tránh khỏi tình trạng nông dân bị ép giá khi vào vụ. Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay thì tình trạng này đã được khắc phục phần nào, người dân không còn phải lo lắng nhiều vì bị thương lái ép giá như trước đây. Tuy thương lái là người ấn định giá nhưng việc đưa ra mức giá dựa trên cở sở thượng lượng giữa nhà vườn và thương lái. Với những thông tin giá cả thị trường trên các phương tiện truyền thanh giúp người dân nắm bắt tình hình giá cả, lấy cơ sở thương lượng giá với thương lái. Bên cạnh đó, điện thoại cũng là một tiện ích góp phần khá tích cực trong việc cung cấp thông tin giá cả cho người dân. Nhà vườn có thể tham khảo giá cả giữa các thương lái khác nhau để tìm ra mức giá thích hợp (không tính trường hợp các thương lái thông đồng cùng nhau ép giá người dân). Nếu việc thương lượng giá cả không thành công, nhà vườn có thể neo trái trên cây để chờ giá tăng, tuy nhiên, thời gian neo trái không dài, bình quân từ 5 – 10 ngày.

Ngoài hai kênh phân phối chính như trên, có một số nông dân tại địa bàn nghiên cứu tự mình bán cho người bán sỉ nhưng tỷ lệ này rất ít, không đủ tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Những hộ này thường là những hộ có diện tích sản xuất lớn, có sản lượng thu hoạch nhiều trong mỗi đợt thu hoạch. Để hiểu rõ hơn về các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ chôm chôm ta tiến hành tìm hiểu về các thành viên tham gia vào kênh phân phối như sau:

4.4.1.1. Thương lái

Hệ thống tiêu thụ chôm chôm chủ yếu thông qua thương lái. Thương lái là những người mua đi bán lại, là cầu nối giữa nông dân trồng chôm chôm và các

trung gian khác trong hệ thống marketing chôm chôm. Thương lái chôm chôm gồm thương lái nhỏ (người thu gom nhỏ lẻ), thương lái sỉ đường dài.

Thương lái nhỏ là thường là người địa phương, họ có hiểu biết về người trồng chôm chôm về chất lượng, giống chôm chôm, thời điểm cho sản phẩm của các vườn chôm chôm khác nhau trong vùng. Thường họ có vốn thấp (khoảng 5 – 7 triệu đồng) và có phương tiện vận tải thuỷ vừa (5 – 8 tấn) để vận chuyển trái cây. Họ thu gom chôm chôm trực tiếp tại vườn và chuyển đến các thương lái lớn buôn đường dài, hay các vựa lớn trong vùng, người bán lẻ, sau đó chôm chôm sẽ được chuyển đến người tiêu dùng.

Thương lái sỉ (các vựa lớn trong vùng) là thường là những người cư ngụ gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông (các trục đường bộ hoặc đường thuỷ). Họ thu gom chôm chôm từ thương lái nhỏ hay trực tiếp từ nhà vườn sau đó chuyển đến các người bán sỉ, từ đây một phần chôm chôm sẽ được chuyển đến các điểm bán lẻ khác rồi đến tay người tiêu dùng hay một phần chuyển đến người tiêu dùng từ nhà buôn sỉ, các nhà buôn sỉ này sẽ chuyển chôm chôm đến những điểm bán lẻ khác hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay xuất khẩu sang nước các khác. Hiện tại chôm chôm đã được xuất khẩu sang Đức, Trung Quốc, Campuchia.... Thời gian gần đây, một số chuyên gia của Mỹ đã đến Việt Nam tìm hiểu về cây chôm chôm; mở ra cơ hội đưa loại trái cây ngon, giàu chất dinh dưỡng này đến tay người tiêu dùng Mỹ.

4.1.1.2. Người bán sỉ

Người bán sỉ thu gom chôm chôm từ thương lái đường dài và các vựa lớn trong vùng để có số lượng lớn sau đó đưa đi tiêu thụ bằng cách bán cho người bán lẻ hay người tiêu dùng hay mang chôm chôm đi xuất sang các nước bạn. Người bán sỉ là nguồn cung cấp thông tin thị trường cho thương lái đường dài, vựa lớn trong vùng. Người bán sỉ cũng thực hiện các hoạt động như dự trữ và vận chuyển chôm chôm. Những người này có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán trái cây cũng như có mối liên hệ chặt chẻ với những người bán lẻ trái cây. Họ am hiểu về thị trường chôm chôm cũng như nắm thông tin về giá chôm chôm trên thị trường. Những nhà buôn sỉ thường tập trung tại các tỉnh thành khác như TPHCM, Hà

Nội… thường liên lạc với thương lái đường dài và vựa lớn trong địa phương bằng điện thoại.

4.4.1.3. Người bán lẻ

Gồm có người bán lẻ ngoài tỉnh và ở chợ trong tỉnh. Những người bán lẻ ở chợ địa phương thường mua chôm chôm trực tiếp từ nhà vườn hay từ những người thu gom nhỏ lẻ; người bán lẻ ngoài tỉnh thường mua chôm chôm từ những người buôn sỉ sau đó về bán lại cho người tiêu dùng tại các sạp/ quầy/ cửa hàng trái cây hay những xe trái cây.

4.4.1.4. Nông dân

Và cuối cùng một tác nhân không thể thiếu trong kênh phân phối, đó chính là người nông dân. Đa số các hộ nông dân trồng chôm chôm một cách manh mún, tự do và phân tán theo qui mô hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ có 5,54 công đất canh tác chôm chôm, bình quân mỗi hộ có 5 thành viên thì có 3 thành viên tham gia chăm sóc chôm chôm. Để bán chôm chôm nông dân thường tham khảo giá cả thị trường trước khi quyết định chọn nơi bán và giá bán. Nhà vườn có thể tham khảo giá cả từ những chủ vườn trồng chôm chôm xung quanh, hỏi giá cả một vài thương lái và chọn nơi mua với giá hợp lý nhất với tình hình năng suất và chất lượng trái vườn nhà. Chọn giá thích hợp với tình hình mỗi vườn là do các thương lái mua chôm chôm để vận chuyển đến nhiều nơi khác nhau như TPHCM, Hà Nội, Trung

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)