Tình hình sản xuất chôm chôm tại địa bàn Xã

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 30)

Cây chôm chôm xuất hiện trên địa bàn xã rất sớm từ cuối thập niên 60, đi suốt những năm tháng chiến tranh cây chôm chôm vẫn xanh tươi, vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, chôm chôm vẫn không thoát khỏi tình trạng chung

của các loại sản phẩm nông nghiệp: “trúng mùa, rớt giá”. Rất nhiều nhà vườn đã giàu lên nhờ cây chôm chôm, và cũng không ít người điêu đứng vì nó. Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, cây chôm chôm rớt giá thảm hại, khoảng 1.300 - 1.800 đồng/ kg. Sau đợt rớt giá diện tích chôm chôm giảm khá nhiều, thay vào đó diện tích nhãn tăng lên. Sau nhiều lần thay đổi cây trồng, tiếp sau nhãn là cây có múi; nhưng cũng không tồn tại lâu, hiện nay cây chôm chôm lại lên ngôi. Theo khảo sát giá thị trường trong thời gian cuối tháng 12/2008 âm lịch, giá chôm chôm Java bình quân khoảng 12.000 -18.000 đồng/kg; chôm chôm nhãn 18.000 – 20.000 đồng/kg. Để giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của người dân nói chung và cho cây chôm chôm nói riêng, theo sự chỉ đạo của Huyện, xã đã hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao vớitổng diện tích 1.510 ha (trong đó sầu riêng 46 ha, chôm chôm 431 ha, nhãn 575 ha, măng cụt 11 ha, cây có múi 447 ha), được thể hiện rõ nét trong sơ đồ dưới đây:

Cây có múi

30% Sầu riêng 3% Chôm chôm

29% M ăng cụt 1%

N hãn 37%

(Nguồn: [Trần Chí Công, chương trình hành động của xã, 2008)

Biểu đồ 4: Tỷ trọng diện tích đất trồng cây ăn trái, 2008 3.4.2. Tổng quát các giống chôm chôm tại Xã

Hiện nay, trên địa bàn xã có các giống như: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm thái; các giống này được được trồng tại xã vào nhiều thời điểm khác nhau. Trong tổng diện tích 431,1 ha chôm chôm, phần nhiều là chôm chôm trưởng thành (trên 5 năm) chiếm 58,01% (250,1 ha chủ yếu là chôm chôm java). Còn lại, diện tích trồng mới (dưới 5 năm) chiếm 41,99% (181 ha) trong đó chôm chôm nhãn chiếm ưu thế với 117,8 ha.

Bảng 4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHÔM CHÔM TẠI XÃ NĂM 2008 DIỆN TÍCH TRỒNG (Ha) *

Thời gian trồng Dưới 5 năm tuổi Trên 5 năm tuổi Giống Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái Tổng Diện tích 117,8 23,6 39,6 71,8 159,8 18,5 - Tổng 181,0 250,1 431,1

*: 1 ha = 10.000m2 ( Nguồn: Hội nông dân xã Tân Phong, 2009)

3.4.3. Tình hình canh tác của người dân

Theo thông tin từ ông Xa Ngọc Minh, Chủ Tịch hội làm vườn của xã, xã mở những buổi tập huấn cho người dân về cách canh tác và kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa rải vụ để tránh trường hợp “trúng mùa, rớt giá”. Và có không ít hộ đã áp dụng thành công, cụ thể, ông Nguyễn Thành Lượm nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc cây chôm chôm đúng cách đã tạo ra trái chôm chôm ngon, màu sắc tươi đẹp, đạt giải nhất trong cuộc thi trái cây ngon của huyện.

Bên cạnh kỹ thuật canh tác của người nông dân thì điều kiện thổ nhưỡng cũng không kém phần quan trọng. Cù lao Tân Phong thuộc nhóm đất phù sa, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu rất thích hợp trồng chôm chôm. Chính vì thế, Huyện đang có chủ trương phát triển vùng nguyên liệu, hình thành HTX tại nơi đây nhằm tạo ra nguồn cung và tìm đầu ra ổn định cho mặt hàng này. Bên cạnh đó, một việc không kém quan trọng không chỉ riêng cây chôm chôm mà bất cứ loại trái ngon nào muốn tiến xa đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, đó là thương hiệu. Huyện hướng người dân sản xuất chôm chôm sạch theo tiêu chuẩn Gobal Gold. Đây là một loại giấy thông hành để chôm chôm có thể vươn ra xa.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM

4.1. THÔNG TIN VỀ HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM 4.1.1. Số lượng mẫu thu thập

Mẫu số liệu dùng cho việc xử lý và phân tích được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp hộ dân trồng chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trên địa bàn huyện diện tích chôm chôm được trồng rải rác khắp các xã như Phú An, Hiệp Đức, Hội Xuân… nhưng diện tích lớn và tập trung nhất là tại Tân Phong. Chính vì thế nên việc lấy mẫu được thực hiện trên địa bàn xã, số liệu thu thập được mang tính đại diện cao. Số lượng mẫu tại mỗi ấp như sau:

Bảng 5: SỐ LƯỢNG MẪU TẠI ĐỊA BÀN KHẢO SÁT STT Địa bàn khảo sát Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%)

1 Tân An 3 6 2 Tân Bường A 14 28 3 Tân Bường B 5 10 4 Tân Luông A 15 30 5 Tân Luông B 4 8 6 Tân Thái 5 10 7 Tân Thiện 4 8 Tổng 50 100

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

C ơ c ấ u m ẫ u t h u t h ậ p T â n T h á i 1 0 % T â n L u ô n g B 8 % T â n T h iệ n 8 % T â n A n6 % T â n B ư ờ n g A 2 8 % T â n L u ô n g A 3 0 % T â n B ư ờ n g B 1 0 %

Từ bảng số liệu trên ta thấy, trên địa bàn xã, ấp Tân Luông A là địa bàn có số lượng hộ trồng nhiều nhất với 15 hộ (chiếm 30%), đứng thứ 2 là ấp Tân Bường A 14 hộ (chiếm 28%)… và Tân An là ấp trồng ít nhất (chiếm 6%). Theo ý kiến của người dân tại ấp này thì đất nơi đây chứa nhiều cát, không thích hợp trồng chôm chôm vì chôm chôm dễ bị cháy lá, nên người dân chủ yếu trồng mặt hàng nhãn suồng cơm vàng.

4.1.2. Thông tin chung về nông hộ

Bảng 6: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân

1 Độ tuổi bình quân Tuổi 49,70

2 Thời gian làm vườn Năm 23,58

3 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nữ % 2,00

4 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nam % 98,00

5 Thành viên gia đình Người 5,00

6 Thành viên tham gia chăm sóc vườn Người 3,00

7 Diện tích đất nông nghiệp Công (*) 6,83

8 Diện tích đất trồng chôm chôm Công 5,54

(*) 1 công = 1000m2 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Theo số liệu điều tra, người dân địa bàn xã canh tác chôm chôm có độ tuổi trung bình là 50, trong đó chủ hộ sản xuất là nam chiếm đa số (98%); thời gian trồng loại cây này khá lâu 24 năm. Mỗi gia đình bình quân 5 thành viên thì có 3 thành viên tham gia làm vườn, số còn lại đang đi học hay đã đi làm. Bình quân mỗi hộ sở hữu 6,83 công đất nông nghiệp trong đó diện tích trồng chôm chôm chiếm 5,54 công.

4.1.3. Trình độ văn hoá

Bảng 7: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN

Trình độ học vấn Nông hộ Tỷ trọng (%)

Mù chữ 2 4

Tiểu học 23 46

Trung học cơ sở 20 40

Trung học phổ thông 2 4

Trên trung học phổ thông 3 6

Tổng 50 100

T rình độ họ c v ấ n T rê n trung họ c p hổ thô ng 6 % M ù c hữ 4 % T rung họ c p hổ thô ng 4 % T rung họ c c ơ sở 4 0 % T iể u họ c 4 6 %

Biểu đồ 6: Trình độ văn hoá của nông hộ

Trình độ văn hoá của người dân tại địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, chủ yếu là bậc tiểu học 46%, bậc trung học cơ sở chiếm 40%, trung học phổ thông và trên trung học phổ thông chiếm 10% (chủ yếu là những hộ làm việc trong các cơ quan hành chính xã, hay làm giáo viên); đặc biệt, điều đáng quan tâm là tỷ lệ mù chữ trên địa xã khá cao 4%. Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và tiếp thu những thông tin mới cũng như việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất.

4.1.4. Người quyết định loại cây trồng

Bảng 8: CHỦ THỂ QUYẾT ĐỊNH LOẠI CÂY TRỒNG

Chủ thể quyết định Nông hộ Tỷ trọng (%)

Chủ hộ 36 72

Vợ chủ hộ 1 2

Con chủ hộ 13 26

Tổng 50 100

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Việc quyết định nên trồng cây gì nuôi con gì để mang lại lợi nhuận cao trên diện tích đất của mình cũng không kém phần quan trọng. Thêm vào đó, trong gia đình người chồng thường là người trực tiếp thăm nôm, coi sóc vườn, thường trao đổi với những chủ vườn khác về kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại cây, thị trường, giá cả nông sản như thế nào… Chính vì thế, việc quyết định nên trồng loại cây gì, hình thức trồng ra sao… chủ yếu là chủ hộ chiếm 72%; con chủ hộ chiếm 26%, và vợ chủ hộ chiếm 2%.

4.1.5. Thời gian tham gia sản xuất

Bảng 9: THỜI GIAN THAM GIA SẢN XUẤT

Thời gian sản xuất (năm) Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%)

>= 15 9 18 16 – 20 14 28 21 – 25 9 18 26 – 30 9 18 31 – 35 6 12 36 – 40 3 6 Tổng 50 100

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Như đã giới thiệu khái quát ở trên, cây chôm chôm đã xuất hiện và phát triển ở Tân Phong một thời gian dài, có một số hộ trồng trên 35 năm tuy nhiên số lượng này không nhiều chiếm khoảng 6%. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tuổi vườn trung bình của chôm chôm kéo dài từ 15 – 20 năm, qua thời gian này cây chôm chôm sẽ bị chết từ từ, hộ sản xuất thường xuyên quan sát, thăm nôm vườn để kịp thời phát hiện những cây có dấu hiệu già cổi, nhiễm bệnh để điều trị hay kịp thời thay cây mới. Theo số liệu điều tra, các vườn chôm chôm ở Tân Phong đa số đang trong giai đoạn phát triển sung mãn, có tuổi vườn từ 16 – 20 năm chiếm 28%, còn lại, những vườn có tuổi nhỏ hơn hay được 15 năm, hay từ 21 – 25 năm và 26 – 30 năm đều chiếm 18%, 31 – 35 năm chiếm 12%.

4.1.6. Diện tích trồng

Bảng 10: DIỆN TÍCH TRỒNG CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM

ĐVT: Công

Giống Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Bình quân

Chôm chôm nhãn 0,5 7,0 2,84

Chôm chôm java 1,0 8,0 3,63

Chôm chôm thái 1,0 3,0 1,89

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Trên địa bàn xã, diện tích trồng chôm chôm còn manh mún, nhỏ lẻ tuy có thâm niên trồng cây nhưng diện tích đất/hộ/giống không nhiều. Cụ thể, bình quân mỗi hộ trồng 2,84 công chôm chôm nhãn, 3,63 công chôm chôm java, 1,89 công chôm chôm thái. Đây là một vấn đề cần quan tâm, vì sắp tới Huyện có chủ trương thành lập HTX chôm chôm tại xã.

4.1.7. Hình thức trồng

Bảng 11: HÌNH THỨC TRỒNG CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ

Hình thức Giống Nông hộ(hộ) Tỷ trọng(%)

5 10

Chôm chôm nhãn - mận 1 2

Chôm chôm java – thái - cây có múi 1 2

Trồng xen với cây khác

Chôm chôm nhãn – thái- cây có múi 3 6

18 36

Chôm chôm nhãn 2 4

Chôm chôm java 15 30

Trồng một loại chôm chôm

Chôm chôm thái 1 2

27 54

Chôm chôm nhãn – java 19 38

Chôm chôm nhãn – thái 1 2

Chôm chôm java – thái 1 2

Trồng nhiều loại chôm chôm

Cả 3 giống 6 12

Tổng 50 100

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Về hình thức trồng, phần lớn người dân nơi đây theo hình thức trồng nhiều loại chôm chôm trên diện tích đất canh tác (chiếm 54%), có hiện tượng này do người dân muốn tránh nghịch lý “trúng mùa mất giá” trong nông nghiệp. Theo người dân nơi đây, khi trồng nhiều giống cùng một lúc tuy sản lượng có giảm sút chút ít so với những vườn chuyên canh một giống nhưng bù lại, khi loại này mất giá còn loại khác cao hơn, như vậy thu nhập của người dân ổn định hơn. Với cùng suy nghĩ như trên nhưng một số hộ lại thấy trồng cây khác chôm chôm sẽ cho thu nhập cao hơn nên họ trồng theo hình thức xen với cây ăn trái khác (chiếm 10%) như cây có múi, mận …

4.1.8. Thông tin về giống chôm chôm

Bảng 12: NƠI MUA VÀ TỶ LỆ HAO HỤT CÂY GIỐNG

Chỉ tiêu Nơi mua Hao hụt cây con tương ứng

tại mỗi nơi mua khi trồng Tần số Tỷ trọng Tần số Tỷ trọng

Cơ sở sản xuất uy tín 32 62 20 62,50

Mua từ người quen 5 10 4 80,00

Mua từ chủ vườn khác 13 26 11 84,62

4.1.8.1. Nơi mua và tỷ lệ hao hụt % 140 120 100 80 60 40 20 0 62,5 62

Tỷ lệ hao hụt tương ứng mỗi nơi mua Nơi mua giống

84,62 80

10 26

Cơ sở sản

xuất uy tín Mua từ ngườiquen Mua từ chủvườn khác

Biểu đồ 7: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng

Người dân tại xã chủ yếu mua giống từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín chiếm 64% (phần lớn các cơ sở này ở Cái Mơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre). Và tuy mua cây giống tại các cơ sở uy tín nhưng khi trồng thì không tránh khỏi tình trạng cây con bị chết do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ hao hụt khi mua cây giống tại nơi đây cũng khá cao chiếm 62,5%. Phần còn lại, mua từ các chủ vườn khác (chiếm 26%) hay từ những người quen biết tại địa phương(chiếm 10%). Tỷ lệ hao hụt cây giống khi mua từ chủ vườn khác hay từ những người quen biết tại địa phương rất cao, tỷ lệ lần lượt là 80% và 84,62%.

Qua việc phân tích về tình hình chọn nơi mua cây giống và tỷ lệ hao hụt tại mỗi nơi, ta thấy rằng, việc mua cây giống ngoài các cơ sở sản xuất uy tín có mức rủi ro rất cao. Có thể mua con giống tại những nơi này giá mua có thấp hơn cơ sở uy tín nhưng chất lượng cây giống không ổn định, cây con bị chết trong quá trình trồng, dẫn đến thiệt hại cho nông hộ. Chính vì thế, nông hộ nên chọn mua cây con tại những nơi cơ sở sản xuất có uy tín, chất lượng đảm bảo. Đồng thời khi mua giống tại cơ sỏ uy tín, người dân còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm đúng cách, bên cạnh đó người dân còn được tiếp cận vơi những kỹ thuật mới những thông tin về giống mới phù hợp với thị hiếu thị trường.

4.1.8.2. Nguyên nhân hao hụt

Bảng 13: NGUYÊN NHÂN HAO HỤT CÂY GIỐNG KHI TRỒNG

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Sâu, bệnh 14 40,00

Giống yếu 29 82,86

Điều kiện tư nhiên không thuận lợi 3 8,57

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Qua việc thu thập thông tin từ nông hộ, trong tổng số 37 hộ (chiếm 74%) có cây con bị chết trong quá trình trồng thì nguyên nhân chủ yếu là do giống yếu (chiếm 82,86%), bên cạnh đó cây con bị chết do bị sâu bệnh tấn công cũng khá nhiều (chiêm 40%), phần trăm còn lại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để cây giống phát triển như thời tiết quá nóng hay vùng đất trồng quá ẩm ướt khiến rễ cây bị thối, dẫn đến tình trạng chết cây con.

4.1.8.3. Nguyên nhân chọn giống

Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHỌN GIỐNG CHÔM CHÔM

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Chi phí thấp 33 66

Phẩm chất ngon 28 56

Giá cao 28 56

Ít sâu bệnh 26 52

(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)

Đa số người dân nơi đây trồng chôm chôm vì cho rằng cây chôm chôm tốn ít chi phí và công chăm sóc (chiếm 66%). Một số khác thì nghĩ đây là loại trái cây ngon (chiếm 58%) sẽ bán được giá cao (chiếm 58%), đồng thời giống cây này ít bị sâu bệnh hại cây ( chiếm 52%).

4.1.9. Nguồn vốn sản xuất

Bảng 15: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT BỔ SUNG

Chỉ tiêu Hình thức vay Nơi vay Tần số Tỷ trọng (%)

Vay người thân 24 48,00

Vay ngân hàng 11 22,00

NH nông nghiệp 7 63,64

NH chính sách(*) 4 36,36

Vay hiệu phân 21 42,00

Trả gối đầu 17 34,00

Trả cuối mùa 4 8,00

Nhìn chung, nguồn vốn sản xuất của nông hộ là nguồn vốn tự có,bên cạnh đó, một số hộ không đủ vốn sản xuất nên có thể hỏi mượn bạn bè, người thân (chiếm 48,00%), hay đi vay tại ngân hàng (22%), hoặc mua phân trả sau tại các hiệu phân (chiếm 42,00%).

50% 48% 42% 40% 30% 22% 20% 10% 0%

Vay người thân Vay ngân hàng Vay hiệu phân

Biểu đồ 8: Nguồn vốn sản xuất bổ sung 4.1.10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ

Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của họ vào hoạt động canh tác các loại cây trồng. Cho nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ hoạt động chính này. Bên cạnh, họ cũng dành thời gian và các nguồn nhân lực khác như đất đai, vốn, lao động…để tham gia vào các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi, làm thuê, kinh doanh buôn bán… Thực tế khảo sát, ngoài nguồn thu nhập chính từ chôm chôm, người dân còn thu từ những hoạt động khác.

Bảng 16: NGUỒN THU NHẬP BỔ SUNG CỦA NÔNG HỘ

Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Buôn bán 9 18 Trồng cây khác 30 60 Chăn nuôi 6 12 Làm thuê 10 20 Nghề khác 10 20

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)