Để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chôm chôm, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của nông hộ sản xuất.
Bảng 26: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM
ĐVT: Đồng/công/năm
Khoản mục ĐVT Giá trị trung bình
Tổng chi phí (đã tính lao động gia đình) Đồng 7.194.839,89
Thu nhập Đồng 13.989.176,68
Lợi nhuận Đồng 6.798.138,41
Thu nhập/tổng chi phí Lần 2,05
Lợi nhuận/tổng chi phí % 47,75
4.2.2.1. Thu nhập/tổng chi phí
Tỷ số này cho biết với 1 đồng chi phí đầu tư sản xuất chôm chôm, nhà vườn sẽ thu được 2,05 đồng thu nhập. Điều này cho thấy thu thập của người dân trồng chôm chôm trong năm 2008 khá cao, và việc sử dung các yếu tố đầu vào của nông hộ khá hợp lý, giúp nâng cao năng suất chôm chôm, đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ và phần thu nhập này bù đắp được lượng chi phí họ đã bỏ ra.
4.2.2.4. Lợi nhuận/thu nhập
Tỷ suất lợi nhuận thể hiện, nông hộ giữ lại được 47,75% trong tổng giá trị sản xuất nông hộ tạo ra. Tuy nông hộ sử dụng chi phí hợp lý, mang lại thu nhập, bù đắp được chi phí bỏ ra nhưng do nhiều yếu tố tác động như chi phí đầu vào tăng… nên phần lợi nhuận nông hộ giữ lại được không nhiều.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, trong thời điểm năm 2008, hộ trồng chôm chôm tại xã Tân Phong thu được lợi nhuận khá cao, trung bình mỗi hộ thu được 7.128.074,21 đồng/công/năm. Đây là số tiền thực thu sau khi đã trừ đi chi phí lao động nhà. Tuy nhiên, bên cạnh tình hình chung như trên thì theo thông tin điều tra được biết vào chính vụ (tháng 5 – tháng 6/2008, âm lịch), chôm chôm bị rớt giá “thê thảm”, nhiều nhà vườn sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi hơn 2.000.000 đồng/công/năm. Với diện tích trồng bình quân 5,54 công, bình quân mỗi nhà chỉ thu được 10.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, sau thời gian đó, chôm chôm lại vươn lên với mặt bằng chung các loại trái cây cao cấp, khi được mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước bạn như Trung Quốc, Đức, Campuchia…và trong tương lai là Mỹ. Với thị trường mở rộng và đầy hứa hẹn như thế, chôm chôm không còn là trái cây khoái khẩu của dân sành ăn nội địa, mà ngày càng vươn xa ra thế giới. Bắt được nhịp phát triển chung đó, các thương lái ra sức tìm mua loại trái cây ngon này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương lái tranh nhau mua vì vào cuối vụ, chôm chôm rất khan hiếm trên thị trường, chính vì thế đã đẩy giá chôm chôm lên cao đột biến. Đỉnh điểm vào tháng 12/2008 (âm lịch), giá chôm chôm java đạt mức kỷ lục 21.000 đồng/kg. Đây là một thông tin rất đáng phấn khởi, nó giúp cây chôm chôm vực dậy, vì thời gian trước đây dường như cây chôm chôm bị quên lãng, khi bà con nơi đây đổ sô trồng cây có múi, trồng mận….
Tóm lại, tuy cây chôm chôm có tiềm năng phát triển nhưng để phát huy được tiềm năng này người dân cần phải thu thập thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi từ cán bộ khuyến nông, những kỹ thuật canh tác mới như kỹ thuật bón phân đúng, kỹ thuật xử lý nghịch mùa… để sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn nhằm nâng cao năng suất, từ đó tiến đến nâng cao lợi nhuận.