MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 65)

CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ

5.1.1. Kỹ thuật sản xuất chôm chôm

Tân Phong là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây chôm chôm như đất phù sa màu mỡ và có hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu. Vả lại, trồng chôm chôm không khó lắm, bất kỳ nông dân nào cũng trồng được vì việc trồng không yêu cầu trình độ cao, chỉ cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp là trồng được. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì nông dân cũng gặp không ít khó khăn như:

Nông dân có thói quen trồng xen canh chôm chôm với các loại cây ăn trái khác hoặc trồng nhiều loại chôm chôm trên cùng một diện tích đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng chôm chôm.

Thêm vào đó, thời gian qua tình hình sâu, bệnh hại cây chôm chôm làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất và chất lượng chôm chôm như riệp sáp, cháy lá… Thêm vào đó, trong thời gian vừa qua, giá phân bón và thuốc nông dược tăng cao. Điều này gây không ít khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất.

Theo thông tin khảo sát được thì trình độ học vấn của người dân nơi đây không cao, phần đông nông hộ có trình hộ học vấn đạt mức tiểu học. Đây là hạn chế rất lớn trong việc tiếp cận những thông tin mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân. Cụ thể, để tránh tình trạng “rớt giá” khi vào chính vụ, giải pháp đặt ra là dùng kỹ thuật đậy mũ, xiết nước để xử lý cho chôm chôm ra rãi vụ nhưng do nhiều yếu tố tác động nên giải pháp này chưa mang lại hiệu quả nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý không mang lại kết quả cao là do trình độ học vấn của người dân không cao, dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp cận với những thông tin về kỹ thuật mới.

Hiện nay trên địa bàn xã có không ít hộ dân đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và sản xuất, điều khiển cho cây chôm chôm ra hoa rãi vụ, nhằm tránh mùa trái cây chín rộ vào trung tuần tháng 5 đến tháng 6. Có hộ xử lý cho chôm chôm thu hoạch sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian này khoảng 1 - 2 tháng (không đậy mũ, mà chỉ dựa vào thời tiết và điều khiển lượng nước ra vào mương); một số hộ khác lại cho trái vào khoảng thời gian cuối năm 2008 - đầu 2009, thời gian này, trái cây tương đối khan hiếm, bán được giá cao. Có một số hộ trúng mùa, trúng giá, thu nhập bình quân trên 19.000.000 đồng/công với giá bán trung bình 12.250 đồng/kg với chôm chôm java và 13.250 đồng/kg với chôm chôm nhãn. Tuy nhiên số lượng này không nhiều, chiếm khoảng 6%.

Với tinh thần ham học hỏi, thấy những hộ xử lý cho chôm chôm ra hoa rãi vụ thu được lợi nhuận cao, không ít nhà vườn đã học theo và áp dụng thực tiễn vào diện tích vườn nhà, nhưng hiệu quả mang lại từ việc xử lý này chưa được cao. Nguyên nhân chính là do người dân chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc và xử lý, đa phần chỉ “học lóm” vườn xung quanh. Theo thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn 50 hộ trồng chôm chôm trên địa bàn nghiên cứu thì bên cạnh việc học hỏi từ người xung quanh (chiếm 40%) thì nông dân chủ yếu sản xuất dựa theo kinh nghiệm tích luỹ được (chiếm 98%), thêm vào đó, điều đáng chú ý là trình độ học vấn của người dân đa số là mức tiểu học (chiếm 46%) và trung học cơ sở (chiếm 40%), ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiếp nhận thông tin mới. Và cũng chính vì việc sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được nên nông hộ cũng ít chịu thay đổi theo những kỹ thuật mới. Đây là một vấn đề khó khăn khi tương lai, xã hình thành hợp tác xã và mời các hộ này tham gia, sản xuất theo qui trình GlobalGAP.

Bên cạnh đó, trong năm vừa chịu ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho giá cả tăng cao. Các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất chôm chôm cũng không tránh khỏi tình cảnh chung đó. Nhưng có một nghịch lý tồn tại là giá cả yếu tố đầu vào tăng cao nhưng đầu ra trái chôm chôm lại rớt giá thảm hại. Chính vì thế, chi phí cho các yếu tố phân thuốc được người dân tính toán kỹ lưỡng hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Đây cũng là một tồn tại trong sản xuất chôm chôm.

5.1.2. Khâu tiêu thụ - vùng nguyên liệu

Chôm chôm là loại cây có giá trị kinh tế cao, có màu sắc sặc sỡ bắt mắt, hình dạng trái lạ mắt, hương vị rất ngon, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh rất cao. Bên cạnh những thuận lợi trên thì có một số khó khăn về khâu tiêu thụ như: Phần lớn nông dân bán chôm chôm co thương lái, qua nhiều khâu trung gian, giá bán không được cao, đôi khi còn bị ép giá. Thêm vào đó, việc thương lượng giữa thương lái và nông dân chủ yếu qua thoả thuận miệng, nông dân dễ bị thiệt thòi.

Hệ thống tiêu thụ chôm chôm qua khá nhiều khâu trung gian. Để đến trái chôm chôm đến được tận tay người tiêu dùng thì phải qua 1 -2 khâu trung gian, việc này gây giảm lợi nhuận của nông hộ và người tiêu dùng phải chịu thêm chi phí để thưởng thức loại trái cây này, mặt khác do qua nhiều khâu vận chuyển làm cho chất lượng chôm chôm giảm đi.

Với ưu thế thị trường tiềm năng khá nhiều và rộng nhưng chôm chôm Tân Phong nói riêng và các nơi khác nói chung còn một số hạn chế như: diện tích trồng còn manh mún nhỏ lẻ (dao động trong khoảng 2 – 5 công), khó tập trung; người dân có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm và ít khi theo dõi cụ thể chi phí sản xuất trong mùa; tâm lý người dân ngại chia sẽ kinh nghiệm sản xuất.

5.1.3. Vốn

Hiện nay, phần đông người dân trồng chôm chôm thiếu vốn sản xuất phải đi vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè nhưng đa số là vay tại các hiệu phân với hình thức mua phân gối đầu hay trả vào cuối mùa. Tỷ lệ này chiếm 80% nông hộ. Mặt khác, nông dân muốn mở rộng diện tích trồng chôm chôm hay cần vốn để chi cho những khoản chi phí trong quá trình sản xuất như phân, thuốc thì vấn đề vốn cũng là một vấn đề tương đối khó. Đặc biệt vơi tình trạng giá phân thuốc tăng cao trong thời gian gần đây. Chính vì thế, các cơ quan chính quyền cần quan tâm giúp đỡ người dân trong vấn đề này hơn.

5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Từ một số thực trạng như trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đối với nông hộ.

5.2.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm

Người dân nên tập trung trồng chuyên canh một loại chôm chôm nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng chôm chôm không bị lai giữa các giống.

Trong việc trồng chôm chôm thì ngoài kinh nghiệm sản xuất thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng chôm chôm thu hoạch. Bởi mỗi kỹ thuật trong cách thức bón phân, tưới nước, các loại phân thuốc sử dụng mỗi giai đoạn, không giống nhau. Tuỳ tình hình thực tế mỗi vườn mà nhà vườn áp dụng kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Nhưng để đạt được hiệu quả và sử dụng phân thuốc một cách hợp lý, tránh gây hại cho môi trường thì các cán bộ khuyến nông phải tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng và tác dụng của các loại phân thuốc dùng trên cây chôm chôm. Cụ thể, về kỹ thuật sản xuất, dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hàm lợi nhuận, tôi có một số giải pháp như sau:

- Chính quyền địa phương và hội nông dân nên thường xuyên mở những lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến cho người dân khi có những thông tin hay, kỹ thuật mới về cây chôm chôm. Đồng thời hướng dẫn người dân cách thức phòng trừ sâu, bệnh hại trên chôm chôm có hiệu quả. Để làm được điều này thì cán bộ các cấp phải không ngừng trao dồi, bổ sung, cập nhật kiến thức mới, cán bộ có nắm vững thì mới phổ biến được cho người dân.

- Việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất cần phải được xem xét lại. Cụ thể, việc đầu tư cho phân hữu cơ và tưới tiêu có ảnh hưởng làm giảm thu nhập ròng của nông hộ. Bên cạnh đó, các yếu tố phân hoá học và mũ nilông có ảnh hưởng làm tăng thu nhập ròng của nông hộ. Chính vì thế, nông dân cần phải xem xét lại cách sử dụng nguồn lực sản xuất đầu vào cho hợp lý, đặc biệt trong điều kiện giá cả phân thuốc tăng cao như trong vụ thu hoạch 2008. Đồng thời, nhà vườn nên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông tổ chức để biết thêm về kỹ thuật sản xuất mới.

Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra thì trình độ học vấn người dân nơi đây chưa cao. Chính vì thế sẽ có nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin mới thông qua các kênh thông tin nên cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các kênh thông tin. Cần xây dựng thêm nhiều trang thông tin phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát sóng theo nhiều thời lượng khác nhau để người dân có thể tiếp cân thông tin khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng.

Bên cạnh việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới người dân cũng cần phải nắm bắt những thông tin về giá cả thị trường tránh tình trạng bị thương lái ép giá.

5.2.2. Vùng nguyên liệu – Khâu tiêu thụ

Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu biết về cách thức mua bán và các hợp đồng mua bán.

Giảm bớt các khâu tiêu thụ trung gian bằng cách mở hợp tác xã chuyên canh cây chôm chôm giúp người dân bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho trái chôm chôm , giúp người dân tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Hiện tại, cây chôm chôm, đặc biệt là chôm chôm java rất có tìm năng xuất khẩu ra nước ngoài như Mỹ, Nhật… Tuy nhiên, để vào được thị trường khó tính như Mỹ, Nhật thì chôm chôm phải có một “giấy thông hành” đó là giấy chứng nhận GolbalGAP. Hiện nay, phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy đang tiến hành thành lập HTX chôm chôm tại địa bàn xã Tân Phong nhằm hướng nơi đây sản xuất chôm chôm theo qui trình GolbalGAP. Từ đó, hình thành vùng chuyên canh cây chôm chôm, đồng thời xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra ổn định cho cây chôm chôm. Và người dân nơi đây rất ủng hộ chủ trương này của huyện, cụ thể 88% nông dân dự kiến tham gia vào HTX với mong muốn HTX giúp giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, đầu ra, nhằm hạn chế việc nông hộ bị thương lái ép giá. Không chỉ chú trọng thị trường xuất khẩu mà bỏ ngõ thị trường trong nước, với dân số trên 80 triệu dân, đây cũng là một thị trường đầy hứa hẹn. Khi đã xây dựng được vùng nguyên liệu rộng, ổn định, chất lượng an toàn, ta có thể tiến hành đưa trái chôm chôm vào các siêu thị. Đây cũng là một cách quản bá chôm chôm với các bạn bè quốc tế đã đặt chân đên Việt Nam, từng bước vào mua sắm tại các siêu thị và từng được biết vị ngon của trái chôm chôm.

Đồng thời, cần thành lập các chợ đầu mối trái cây nhằm khắc phục tình trạng ép giá đầu ra và tình trạng rớt giá vào chính vụ đối với hàng nông sản.

Bên cạnh đó, xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ nông sản chặt chẽ, nhằm hướng tới mục tiêu giảm bớt kênh trung gian trong kênh phân phối chôm chôm. Nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho nông hộ, đồng thời tiết

kiệm cho người tiêu dùng. Liên kết với các công ty xuất - nhập khẩu, các xí nghiệp chế biến, các trạm thu mua trong việc bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Cần thành lập các trại cây con giống chất lượng tại địa phương để nhà vườn thuận tiện hơn trong khâu chọn giống sản xuất cũng như trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, cần có sự liện kết giữa các nhà: nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho cây chôm chôm phát triển và nâng cao mức sống của người dân trồng chôm chôm.

5.2.3. Vốn

Về nguồn vốn, địa phương nên thành lập các quỹ tín dụng dành cho việc trồng chôm chôm, cán bộ vận động tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của các tổ quỹ tín dụng này là nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất, hộ khá giúp hộ chưa khá…

Mặt khác, nhà nước ta cũng có nhiều chính sách khuyến nông như miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, các ngân hàng nông nghiệp cho vay với lãi suất ưu đãi để cải tạo vườn, sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nên liên kết với các công ty, viện nghiên cứu trong việc tìm các nguồn tài trợ đầu vào phát triển sản xuất.

5.3. MỘT SỐ TỒN TẠI & GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG THU MUA

Sau khi phân tích tổng quát về tình hình tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu thông qua thương lái, việc thu mua của thương lái trên địa bàn nghiên cứu có một số thuận lợi như sau: Thương lái đa phần là người dân địa phương, hiểu rõ về địa bàn thu mua, dễ dàng tìm được nguồn hàng mà không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển. Thêm vào đó, do là dân địa phương nên được người dân tin tưởng nên thương lái có thể mua chôm chôm với hình thức trả sau. Qua đó giải quyết phần nào khó khăn về vốn của người dân. Bên cạnh những thuận lợi như trên, thương lái gặp không ít khó khăn như do diện tích trồng chôm chôm manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc vận chuyển chôm chôm; sản lượng và chất lượng chôm chôm không đồng điều; sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương lái trong ngành. Từ những thuận lợi và khó khăn như trên ta có thể đề

xuất một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố thuận lợi đồng thời hạn chế những khó khăn như sau:

Mở các lớp tập huấn cho thương lái áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình bảo quản và vận chuyển chôm chôm.

Cho thương lái vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng qui mô sản xuất.

Tập hợp thương lái vào một tổ chức nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh, hạn chế cạnh tranh.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Từ số liệu thực tế thu thập từ nông hộ, qua quá trình xử lý số liệu với các phần mềm thông qua đó phân tích tình hình sản xuất, các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân. Từ kết quả phân tích ta trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1, qua đó triển khai các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể:

Về thực trạng sản xuất của người dân tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy rằng người dân nơi đây có truyền thống trồng chôm chôm từ rất lâu đời. Có một số vườn trồng trước năm 1975. Tuy được trồng lâu nhưng diện tích trồng chôm chôm còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Thêm vào đó, một số hộ trồng xen canh nhiều cây khác vào vườn chôm chôm làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng chôm chôm sản xuất. Bình quân sản lượng chôm chôm thu hoạch không cao: 1,6 tấn/công đối với chôm chôm nhãn, 2,74 tấn/công đối với chôm chôm java và 0,85 tấn/công đối với chôm chôm thái. Có một qui luật giữa các loại

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG ppt (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)