Bảng 20: HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG THU MUA
Khoản mục Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)
Trả trước 17 34
Trả sau 7 14
Phương thức thanh toán
Trả ngay 44 88
Người tiêu dùng 6 12
Thương lái:
- Người thu gom 37 74
- Người bán lẻ 3 6
- Vựa lớn trong vùng 29 58
Đối tượng bán
- Thương lái đường dài 26 52
(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)
4.1.13.1. Hình thức thanh toán
Về hình thức thanh toán, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ này chiếm 88%, còn lại hình thức trả trước chiếm 34% và trả sau (trả gối đầu) chiếm 14%.
4.1.13.2. Đối tượng bán
Trên địa bàn xã, người dân chủ yếu bán chôm chôm cho người thu gom nhỏ lẻ chiếm 74%, các vựa lớn trong vùng và thương lái đường dài cũng được người dân tin tưởng chọn làm điểm đến cho sản phẩm mình chiếm tỷ lệ lần lượt là 58% và 52%, còn lại là bán cho người tiêu dùng và bán lẻ.
80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 74% 6% 12% 58% 52% Người thu
gom nhỏ lẻ Người bán lẻ Người tiêudùng trong vùngVựa lớn Thương láiđường dài
Biểu đồ 12: Các đối tượng bán chôm chôm 4.1.14. Năng suất chôm chôm
Bảng 21: NĂNG SUẤT BA GIỐNG CHÔM CHÔM
ĐVT: Tấn/Công
Giống Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân
Chôm chôm nhãn 0,40 2,63 1,60
Chôm chôm java 1,28 3,73 2,74
Chôm chôm thái 0,36 1,50 0,85
(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)
Nhìn chung, trong 3 giống chôm chôm thì chôm chôm java có năng suất lớn nhất bình quân đạt 2,74 tấn/công; tiếp đến là chôm chôm nhãn đạt 1,6 tấn/công; còn lại chôm chôm thái đạt 0,85 tấn/công. Trong đó, chôm chôm thái trồng trên địa bàn thời gian chưa lâu nên sản lượng chưa nhiều.
4.1.15. Phương hướng phát triển 4.1.15.1. Tham gia hợp tác xã (HTX)
Bảng 22: DƯ ĐỊNH THAM GIA VÀ LỢI ÍCH MONG MUỐN TỪ HTX
Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Tham gia HTX 44 88,00 Tiêu thụ nhanh 11 25,00 Bán giá cao 16 36,36 Không bị ép giá 20 45,45 Đầu ra ổn định 21 47,73
Lợi ích mong muốn
Hướng dẫn kỹ thuật 21 47,73
Theo kế hoạch của huyện trong năm 2009 sẽ thành lập HTX tại địa bàn xã, hiện nay cán bộ xã đang ráo riết lên kế hoạch thực hiện. Theo thông tin điều tra được thì người dân rất hoan nghênh chủ trương của huyện, cụ thể 88% nông hộ có dự định tham gia HTX với mong muốn sản phẩm mình làm ra có được đầu ra ổn định đồng thời được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chôm chôm (chiếm đồng thời 47,73%). Do việc tiêu thụ chôm chôm phải thông qua khá nhiều khâu trung gian trước khi đến với người tiêu dùng, chính vì vậy không tránh khỏi trường hợp nông dân sẽ bị thương lái ép giá, và khi tham gia HTX người dân hi vọng tình trạng trên sẽ không còn tiếp diễn (chiếm 45,45%). Bên cạnh đó, việc tham gia HTX, với lượng hàng tập trung, sản lượng ổn định, người dân mong muốn sẽ bán được giá cao hơn và nhanh hơn (lần lượt chiếm 36,36% và 25%), tránh trường hợp cây chín đỏ trái, không thấy người mua.
50% 40% 30% 25% 36,36% 45,45% 47,73% 47,73% 20% 10% 0% Tiêu thụ
nhanh Bán giá cao Không bị épgiá
Đầu ra ổn
định Hướng dẫnkỹ thuật
Biểu đồ 13: Những lợi ích người dân mong muốn được mang lại từ HTX 4.1.15.2. Tình hình mở rộng quy mô sản xuất
Bảng 23: DỰ ĐỊNH MỞ RỘNG QUY MÔ CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ chọn (hộ) Tỷ trọng (%)
Mở rộng diện tích 20 40
Chôm chôm nhãn 5 25
Chôm chôm java 10 50
Giống
Chôm chôm thái 5 25
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Từ những dữ liệu thu thập, trên địa bàn xã, số hộ dân có dự định mở rộng diện tích đất canh tác chôm chôm chiếm tỷ lệ khá cao 40%. Trong đó, người dân khi được hỏi về giống sẽ chọn để trồng thì 50% hộ dân chọn giống java vì đây là
giống có khả năng xuất khẩu cao, giá cả và thu nhập tương đối ổn định; còn lại chia đều cho 2 giống chôm chôm nhãn và chôm chôm thái 25%.
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY CHÔM CHÔM4.2.1. Phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả sản xuất chôm chôm 4.2.1. Phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả sản xuất chôm chôm
Bảng 24: TỔNG HỢP CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN TRÊN MỘT CÔNG CHÔM CHÔM
ĐVT: Đồng/công/năm
Khoản mục Bình quân
Chi phí giống 207.780
Chi phí thuê mướn lao động 810.517
Chi phí vận chuyển 136.805
Chi phí thuốc 430.080
Chi phí phân bón 1.750.800
Chi phí nhiên liệu tưới tiêu 349.320
Chi phí khấu hao 553.711
Chi phí lao động gia đình 2.804.869
Tổng chi phí chưa có lao động gia đình 4.389.970
Tổng chi phí có lao động gia đình 7.194.839
Giá bán (đồng/kg) 6.987
Năng suất (kg/công) 2.306
Thu nhập 13.992.977
Lợi nhuận chưa có lao động gia đình 9.603.007
Lợi nhuận có lao động gia đình 6.798.138
Từ bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy bình quân mỗi năm (chôm chôm thu hoạch 1 lần/năm) hộ trồng chôm chôm phải chi 4.389.970 đồng/công cho các khoản chi phí trồng chôm chôm. Khoản chi phí bỏ ra tương đối lớn, và tăng so với vụ trước do giá cả các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc nông dược, chi phí thuê lao động… trong thời gian qua tăng. Tuy nhiên, khi đầu tư cho các yếu tố đầu vào để sản xuất chôm chôm thì sẽ làm cho năng suất chôm chôm tăng lên, bình quân mỗi công chôm chôm hộ thu được 2.306kg. Và theo kết quả điều tra được bình quân vụ mùa 2008, nông hộ bán chôm chôm với giá 6.987 đồng/kg (giá bán bình quân cho chôm chôm nhãn, chôm chôm java và chôm chôm thái). Đây là một giá khá cao. Theo những thông tin khảo sát các hộ sản xuất thì vụ sản xuất năm 2008 giá chôm chôm biến động khá nhiều so với năm 2007, theo chiều hướng tăng nhanh vào cuối vụ. Chính vì thế, thu nhập của nông hộ có tăng so với các năm trước, trung bình mỗi hộ thu được 13.992.977 đồng/công. Đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, tuy nhiên với những hộ có diện tích trồng nhỏ thì phải nhờ những khoản thu khác như buôn bán, trồng cây khác, làm thuê… để đảm bảo các khoản chi cần thiết trong tình hình giá cả thị trường tăng như thời gian qua, đồng thời đầu tư cho vụ tới. Với mức thu nhập như trên, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu vào, bình quân mỗi hộ thu được 9.603.007 đồng/công. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, khi phân tích về lợi nhuận nông hộ thì một chi phí không thể không liệt kê, đó chính là chi phí lao động gia đình. Việc chăm sóc chôm chôm chủ yếu dựa vào lao động gia đình, lao động thuê mướn không nhiều, chủ yếu nông hộ thuê thêm lao động để cắt tỉa cành sau khi thu hoạch, bồi bùn, thu hoạch trái. Các việc còn lại như bón phân, xịt thuốc, tưới nước…nông hộ thường tự làm. Cá biệt, với những hộ có diện tích đất canh tác không nhiều (1 – 3 công), họ thường không thuê thêm lao động phụ giúp mà chỉ sử dụng lao động gia đình. Khi tổng hợp thêm chi phí lao động gia đình, bình quân mỗi vụ hộ trồng bỏ ra 7.194.839 đồng/công/năm. Khi đó, lợi nhuận của nông hộ giảm xuống còn 6.798.138 đồng/công/năm. Qua đây, ta thấy rằng các khoản mục chi phí có tác động rất nhiều đến lợi nhuận của nông hộ. Để tìm hiểu sâu hơn về chi phí sản xuất, ta phân tích về tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí để biết được các yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng ra sao trong tổng chi phí. Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 25: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
ĐVT: Đồng/công/năm
Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Tỷ trọng(%)
Chi phí giống 15.000 684.000 207.780 2,95
Chi phí thuê lao động 540.000 980.000 810.517 11,51
Chi phí vận chuyển 15.000 445.455 136.805 1,94
Chi phí thuốc 225.000 760.000 430.080 6,11
Chi phí phân bón 1.230.000 2.895.000 1.750.800 24,86 Chi phí nhiên liệu tưới tiêu 192.000 900.000 349.320 4,96
Chi phí khấu hao 28.846 1.605.556 553.711 7,86
Chi phí lao động gia đình 1.600.000 3.840.000 2.804.869 39,82
Tổng 3.845.846 12.110.011 7.043.882 100,00
(Nguồn: số liệu điều tra, 2009)
39,82%
2,95% 11,51%
1,94% 6,11%
CP giống
CP thuê mướn lao động CP vận chuyển Chi phí thuốc CP phân bón
Chi phí nhiên liệu tưới tiêu
7,86% 4,96% 24,86% CP khấu hao
CP lao động gia đình
Biểu đồ 14: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trên một công chôm chôm
Theo kết quả tổng hợp được từ bảng trên, ta thấy, trong các khoản chi phí thì chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 39,82%. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 90 – 120 ngày để chăm sóc chôm chôm, với mức giá lao động bình quân tại địa bàn nghiên cứu là 30.000/người/ngày. Sau khi tổng hợp trên 50 mẫu phân tích thì chi phí lao động trung bình mỗi hộ là 2.804.869 đồng, tuỳ theo qui mô và số lượng thành viên tham gia chăm sóc chôm chôm mà chi phí này dao động trong khoảng 1.600.000 – 3.840.000 đồng/công/năm. Qua đây ta thấy được trong việc trồng chôm chôm sự chăm sóc của lao động gia đình khá quan trọng. Sở dĩ, nhà vườn bỏ ra nhiều công lao động vì một số nguyên nhân như:
- Diện tích đất trồng chôm chôm nhỏ, không cần thuê thêm lao động. - Lao động gia đình nhiều.
- Lao động tại địa phương khan hiếm, khó thuê mướn. - Giá lao động tăng cao, người dân muốn giảm bớt chi phí.
- Lao động thuê mướn làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nông hộ… Nông dân sản xuất nói chung luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất. Hộ trồng chôm chôm cũng vậy, họ muốn năng suất chôm chôm cao, bán được giá. Một trong những giải pháp giúp tăng năng suất chôm chôm mà người dân áp dụng chính là sử dụng các yếu tố phân bón nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bên cạnh nguồn dinh dưỡng hấp phụ từ rễ, giúp cây phát triển tố, ra hoa đậu quả nhiều hơn. Chi phí này chiếm 24,86% trong tổng chi phí. Chi phí này bao gồm cả phân hữu cơ và phân hoá học, trong đó phân hoá học giữ vai trò chủ yếu. Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng phân NPK 30 – 30 – 0, URE, DAP, super lân… Theo thông tin điều tra từ nông hộ, các loại phân này được trộn đều với nhau sau đó rãi cho chôm chôm, trung bình khoản 550.000 đồng/bao. Chi phí phân bón trong 3 năm đầu không cao, chi phí sẽ cao dần theo tuổi lớn của chôm chôm và độ màu mỡ của đất canh tác. Cây chôm chôm càng lớn, lượng phân bón cho chôm chôm càng nhiều, vì sau nhiều năm trồng, lượng dinh dưỡng trong đất đã giảm đi, thêm vào đó cây chôm chôm lớn cần nhiều dưỡng chất nuôi nhánh nên việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua phân bón rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giá cả phân tăng cao có loại phân tăng gấp 2 lần như phân DAP… ảnh hưởng quyết định bón và số lượng phân bón của người dân. Vì nguồn vốn sản xuất hạn hẹp nên một số hộ dân chuyển sang dùng các loại phân hoá học khác hay dùng phân hữu cơ với giá rẽ hơn để thay thế. Điều này, có ảnh hưởng năng suất của chôm chôm, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ trọng phân bón trong tổng chi phí. Đi liền với chi phí phân bón là chi phí nông dược, đây là một chi phí không thể thiếu trong việc sản xuất chôm chôm (chiếm 6,11%). Cây chôm chôm thường bị các loại sâu bệnh tấn công nên cần phun thuốc để phòng và trị. Bên cạnh đó, việc phun thuốc còn để dưỡng trái, tránh rụn trái non, hay để giúp màu trái đẹp hơn, hạn chế sự chín của trái… Bình quân hộ trồng chôm chôm chi 430.080 đồng/công/năm cho việc mua thuốc nông dược.
Tuỳ vào, tình hình thực tế mỗi vườn mà nông hộ đầu tư cho chi phí này. Nhìn chung, trên địa bàn khảo sát mỗi hộ chi cho việc mua thuốc dao động trong khoảng 225.000 – 760.000 đồng/công/năm.
Đặc điểm chung của các sản phẩm nông nghiệp và cũng là của cây chôm chôm chính là tính thời vụ. Trong 1 vụ bên cạnh chi phí lao động nhà bỏ ra, nông hộ cần thuê mướn thêm lao động cho các việc như bồi bùn, cắt tỉa, thu hoạch. Trong đó, tính thời vụ thể hiện rõ nhất trong các công đoạn cắt tỉa và thu hoạch. Việc cắt tỉa cần phải đồng loạt trong một thời gian nhất định (thường dao đồng trong 5 – 7 ngày) nhằm đảm bảo cho cây chôm chôm ra hoa, đậu trái đồng loạt. Để thu hoạch chôm chôm, bình quân mỗi hộ tập trung thu hoạch trong thời gian dao động trong khoảng 15 – 30 ngày, mỗi ngày hái 4 – 5 giờ (vì thương lái phải chuyển chôm chôm đi các nơi khác nên phải nhà vườn phải giao chôm chôm sớm). Vì chôm chôm chín đồng loạt, nên phải thu hoạch trong thời gian ngắn nhưng số lượng nhiều. Để giải quyết vấn đề này, nông hộ phải thuê thêm lao động. Chi phí này chiếm 11,51% trong tổng chi phí, bình quân mỗi hộ phải chi 810.517 đồng/công/năm để thuê thêm lao động. Tuỳ theo, qui mô sản xuất, thành viên gia đình tham gia chăm sóc chôm chôm, độ chín rộ của chôm chôm, giá cả… mà chi phí thuê mướn lao động nhiều hay ít, dao động trong khoảng 540.000 – 980.000 đồng/công/năm. Vả lại, có một thực tế hiện nay, việc thuê mướn lao động không phải dễ. Có thể nêu lên một số nguyên nhân như: sản xuất chôm chôm mang tính thời vụ, nên chỉ cần lao động trong thời gian ngắn (khoảng 3 – 5 tháng) thời gian còn lại lao động thuê không tìm được việc ở địa phương, buộc họ phải đến nơi khác tìm việc. Chủ yếu lao động trẻ rủ nhau tìm việc tại các đô thị, khu công nghiệp.... Thêm vào đó, với điều kiện vật chất nơi thị thành rất ít lao động đã ra đi mà chịu quay về. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cần tìm biện pháp khắc phục, tránh trường hợp chôm chôm chín đỏ cây mà không tìm được nhân công hái, như cây lúa ở An Giang chín vàng đồng không tìm được người gặt.
Đối với cây chôm chôm yếu tố nước rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chôm chôm. Cho nên cần cung cấp đủ nước cho cây. Tuy có vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống kênh rạch nhiều thuận
lợi cho tưới tiêu nhưng vào mùa khô (tháng 3 – 5) lượng nước trong hệ thống mương líp và lượng nước ngầm giảm, lúc này phải bổ sung nước cho chôm chôm. Chi phí này chiếm 4,96% trong tổng chi phí. Bình quân mỗi hộ chi 349.320 đồng/công/năm để mua nhiên liệu cho việc tưới tiêu.
Ngoài những chi phí trên, phần trăm tỷ trọng còn lại do các chi phí giống và chi phí khâu hao ảnh hưởng. Cụ thể chi phí giống chiếm 2,95% và chi phí khấu hao chiếm 7,86%. Bình quân mỗi hộ chi 207.780 đồng cho chi phí giống sản xuất và 553.711 đồng chi phí khấu hao máy tưới và nilông đậy gốc chôm chôm cho mỗi công.
Qua việc phân tích tỷ trọng các chi phí ảnh hưởng đến việc sản xuất chôm chôm ta thấy được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí của từng chi phí.
Việc phân tích các chỉ số về chi phí, thu nhập, lợi nhuận như trên chính là những tiền đề cho việc phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng chôm chôm thông qua các tỷ số tài chính ở phần sau.
4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính
Để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chôm chôm, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của nông hộ sản xuất.
Bảng 26: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM
ĐVT: Đồng/công/năm
Khoản mục ĐVT Giá trị trung bình