- Về đầu tư tín dụng:
2.2.1.1 Quy định về đối tượng thế chấp
- Hộ sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vay vốn có tổng mức dư nợ dưới 10 triệu đồng trở xuống không phải thế chấp. Nhưng người vay phải cam kết và được một tổ chức chính trị xã hội sở tại bảo lãnh và được chủ tịch UBND phường, xã sở tại xác nhận theo mẫu số 15/TCCC quy định. Bên cạnh đó người vay còn phải xuất trình giấy báo mua bán hàng hoặc hợp đồng gửi cho Ngân hàng làm căn cứ phát tiền hoặc chuyển tiền trả thẳng cho người bán, hạn chế việc phát tiền mặt cho người vay vốn. Tổng giám uỷ quyền cho giám đốc Ngân hàng từ cấp huyện trở lên quyết định cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Hộ nghèo vay vốn sản xuất của Ngân hàng người nghèo mà Ngân hàng người nghèo là tổ chức giải ngân thì thực hiện theo chế độ của Ngân hàng người nghèo.
- Cán bộ, công nhân viên chức vay vốn tiêu dùng của Ngân hàng có cam kết của cơ quan chủ quản về việc trích lập lương hàng tháng để trả nợ.
- Khách hàng vay vốn thực hiện các quy trình sản xuất kinh doanh thì trong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước về một số mặt hàng có liên quan đến quốc tế dân sinh, đặc biệt là vật tư hàng hoá phuc vụ sản xuất và xuất khẩu. Nếu khách hàng đã sử dụng hết tài sản của mình để thế chấp mà vẫn còn thiếu thì sẽ lấy hàng hoá vật tư hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp( nếu được Chính phủ cho phép).
- Đối với những doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ chỉ định thực hiện chương trình quốc gia thì đơn vị Ngân hàng nông nghiệp được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức cho vay làm theo chương trình đã duyệt.
- Đối với những chương trình tín dụng uỷ thác của các tổ chức tài chính, các tổ chức chính trị xã hội trong nước, ngoài nước thì đơn vị Ngân hàng Nông nghiệp được
uỷ chỉ định sẽ trực tiếp cho vay theo như hiệp định đã ký kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và chủ đầu tư.