II. Đất thị xã Sơn tây
3.1.2.2 Thành lập bộ phận chuyên định giá tài sản thế chấp
Định giá tài sản thế chấp là việc làm hết sức khó khăn, phức tạp nhưng lại có tính quyết định không nhỏ đến khả năng thu nợ của Ngân hàng. Hiện nay việc định giá tài sản thế chấp của Ngân hàng được tiến hành tập trung với sự phối hợp của cán bộ tín dụng và các cán bộ lãnh đạo. Cách thức này cũng mang lại nhiều hạn chế như việc định giá, theo dõi không mang tính chuyên môn cao, định giá khó sát thực với
giá trị thực tế, không dự đoán, đo lường trước được những xu hướng thay đổi theo thời gian. Do đó việc định giá tài sản thế chấp nên được giao cho một bộ phận chuyên môn sẽ khắc phục được những hạn chế trên. Tuy nhiên, do tính bức xúc của công việc và khả năng của Ngân hàng hiện nay thì điều này chưa làm được ngay. Nhưng trong khoảng thời gian tới Ngân hàng có thể thành lập được một bộ phận chuyên môn về định giá tài sản bảo đảm do số lượng nhân viên của Ngân hàng cũng khá đông và một số có trình độ cao về thẩm định và xử lý nợ quá hạn. Điều này sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Một số ý tưởng của cá nhân về vấn đề này:
+ Bộ phận định giá được thành lập nên có sự tham gia của một số cán bộ đang phụ trách việc thẩm định các dự án và cán bộ xử lý nợ quá hạn ở các Phòng giao dịch bởi vì qua công việc chuyên trách mà họ đang năm vững hơn ai hết những kỹ thuật phân tích, thông tin và thành thạo trong đánh giá theo dõi các loại tài sản thế chấp phức tạp và khó tiến hành. Ngoài ra, khi khách hàng không thể trả nợ được thì Ngân hàng có thể phát mãi tài sản thế chấp đó để đảm rằng không bị thua lỗ do khoản vay không trả được nên đòi hỏi những cán bộ có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ quá hạn.
+ Đối với những món vay khi định giá tài sản thế chấp nhất thiết phải có sự tham gia của cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ phụ trách vì tài sản thế chấp là một phần của món vay, trực tiếp nhất và sát sao nhất khi theo dõi chúng là cán bộ tín dụng.