Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một mẫu hợp đồng tài sản thế chấp áp dụng chung cho tất cả các TCTD tránh tình trạng không đồng nhất giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu Tình hình việc định giá tài sản thế chấp bằng bất động sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà tây (Trang 89 - 91)

II. Đất thị xã Sơn tây

d/Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một mẫu hợp đồng tài sản thế chấp áp dụng chung cho tất cả các TCTD tránh tình trạng không đồng nhất giữa các tổ chức

dụng chung cho tất cả các TCTD tránh tình trạng không đồng nhất giữa các tổ chức và sự không công nhận của công chứng.

3.2.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt nam

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam là cơ quan chủ quản là cơ quan chủ quản của mọi chi nhánh, mọi hoạt động của các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố đều thông qua trung tâm điều hành này. Vì vậy, để cho hoạt động của các chi nhánh có hiệu quả thì việc giúp đỡ, chỉ đạo và những chính sách định hướng của NHNo&PTNT Việt nam có vai trò hết sức quan trọng.

+ NHNo&PTNT Việt nam nên sớm xây dựng một biểu giá phù hợp với giá cả thị trường và có quan tâm đến khung giá của Nhà nước làm căn cứ cho cán bộ định giá một cách năng động và chính xác, tránh tình trạng mỗi địa phương một biểu giá riêng.

+ Cụ thể hoá và hướng dẫn các quy chế về bán đấu giá TSTC

Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo NĐ số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ còn nhiều phức tạp, mâu thuẫn. Quy chế đã mở lối thoát cho các Ngân hàng trong việc chủ động bán TSTC để thu hồi vốn mà không nhất thiết phải có sự đồng ý của người vay, giải quyết được các nút vướng mắc trước đây phải xử lý theo trình tự tố tụng. Tuy nhiên, quy chế lại không quy định biện pháp xử lý và quyền của

người bán đấu giá trong từng trường hợp khi người thế chấp không đồng ý uỷ quyền cho người bán đấu giá và sẽ không giao tài sản cho người mua khi đã bán đấu giá.

+ Thành lập một công ty trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng. Công ty này có nhiệm vụ tiếp nhận các tài sản do Ngân hàng xiết nợ, cung cấp thông tin về thị trường nhà đất, cung cấp đội ngũ chuyên gia định giá cho các chi nhánh nhằm giải quyết các tài sản thế chấp để thu hồi vốn.

Kết luận:

Lịch sử đã chứng minh vai trò quan trọng của hệ thống Ngân hàng Thương mại đối với nền kinh tế quốc dân. Để bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ các công cụ quản lý nói riêng của các nước trên thế giới. Hệ thống Ngân hàng nước ta cũng ngày càng được hoàn chỉnh, bổ sung thích ứng với sự vận động phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của đất nước thì hoạt động của NHTM ngày càng được đa dạng hoá phục vụ một cách nhanh chóng , chính xác, đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần kinh tế.

Đối với một số Ngân hàng do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan có thể tỷ trọng của tài sản thế chấp chưa cao. Song xu hướng phát triển của phương thức này ngày càng lớn. Các Ngân hàng chủ yếu vẫn là lo sợ sự táo bạo của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hơn nữa việc định giá tài sản thế chấp là một quá trình phức tạp, thủ tục rườm rà, pháp luật ban hành cho hình thức này còn nhiều khe hở và bất hợp lý, đây là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo, các giới quản lý và điều hành của hệ thống Ngân hàng quan tâm. Định giá tài sản thế chấp là một việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng hiện này để đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả và đây cũng là xu thế phát triển trong thời gian không xa.

Một phần của tài liệu Tình hình việc định giá tài sản thế chấp bằng bất động sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà tây (Trang 89 - 91)