II. Đất thị xã Sơn tây
2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
*/ Khách hàng luôn muốn định giá cao để vay nhiều vốn của Ngân hàng,
còn Ngân hàng lại muốn định giá thấp để đảm bảo an toàn khi có rủi ro xảy ra. Dung hoà được hai mối quan hệ này không phải là dễ trong khi hệ thống giá cả của Nhà nước đề ra chưa sát với thực tế, không bao quát hết các tài sản cơ bản khiến cả hai bên đều khó chấp nhận. Hơn thế nữa khi nhận thế chấp tài sản rồi hoặc đang định giá mà thị trường biến động mạnh cán bộ tín dụng rất lúng túng không biết căn cứ vào đâu được.
*/ Việc cung cấp các tư liệu mà khách hàng gửi đến hầu hết không đảm bảo chính xác có khoản cách xa so với thực tế. Có những trường hợp khách hàng sử dụng tài sản thế chấp đó để vay vốn một thế chấp tín dụng khác mà Ngân hàng không thể biết được. Chính vì thế cán bộ tín dụng luôn luôn phải theo dõi tình hình hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp, luôn phải cảnh giác với những biến động trên thị trường để làm tốt điều đó Ngân hàng phải có hệ thống thông tin kịp thời.
*/ Khách hàng tìm đủ mọi cách để lẩn tránh việc phát mại tài sản, giả sử như việc con nợ bỏ trốn trước khi toà lấy lời khai ban đầu, vì vậy toàn án phải hoãn xử cho đến khi công an bắt được con nợ. Dựa vào quyền có nhà ở do pháp luật quy định, bên thế chấp cố tình chầy ỳ gây khó dễ cho Ngân hàng trong việc phát mại tài sản, cố tình sử dụng quyền kháng cáo để trì hoãn việc trả nợ, xin kiến nghị giám đốc thẩm buộc toàn phải xử làm nhiều lần gây mất thời gian và chi phí cho Ngân hàng. Đây là nguyên nhân làm châm tôc độ xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng.
*/ Một số khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là nhà cửa, đất chưa có giấy tờ hợp lệ, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc việc xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng không đúng thẩm quyền. Nhà cửa và đất do thế hệ trước để lại, nhiều người chưa muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyề sử dụng đất và sở hữu nhà vì khi xây dựng trước đây thiếu giấy tờ cấp phép, mặt khác thuế sang tên trước bạ lại cao tạo tâm lý cho họ không muốn làm hồ sơ sang tên chính chủ. Vì vậy, gây khó khăn cho việc xử lý tài sản thế chấp sau này.
*/ Bên vay thực hiện hành vi lừa đảo, một tài sản đem thế chấp ở nhiều Ngân hàng khác nhau để vay vốn hoặc tài sản đem thế chấp nhưng có những thủ đoạn tẩu tán, bán tài sản khiến Ngân hàng phải gánh chịu hậu quả.
*/ Bên vay phá sản, mất khả năng thanh toán phải trốn nợ, do đó không thể phát mại tài sản để thu hồi nợ.