Từ kinh nghiệm của các nước nêu trên, với thực trạng của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế, khủng hoảng kinh tế Thế giới ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngân hàng còn chưa phong phú và đa dạng, khóa luận rút ra những bài học có thể áp dụng trong quá trình nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ kiều hối :
Một là, hoạt động đa năng, cung cấp đa dịch vụ ngân hàng, tăng tỷ lệ bán chéo sản phẩm ngân hàng, sản phẩm trọn gói...là một xu thế tất yếu của quá trình phát trình trong tiến trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng.
Hai là, hướng phát triển đúng đắn là đa năng, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, mở rộng và nâng cao hiệu quả đối với các loại hình dịch vụ truyền thống như: cho vay xuất khẩu lao động, gửi tiết kiệm ngoại tệ, chi trả VND tại quầy...
Ba là, tận dụng ưu thế về mạng lưới để phát huy tối đa nguồn nhân lực dồi dào nhằm tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng và phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Bốn là, nền tảng của nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối là phát triển công nghệ. Như vậy, vấn đề đặt ra là đầu tư máy móc thiết bị vừa phải theo mức độ chung của khu vực nhưng phải có hiệu quả, mạnh dạn đầu tư công nghệ, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị đặc biệt là tăng cường sự hợp tác với các thể chế tài chính khác nhằm rút ra những bài học thiết thực dành cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua những phân tích ở trên cho thấy vai trò quan trong của dịch vụ kiều hối.Giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ kiều hối đòi hỏi các ngân hàng cần phải có mạng lưới đại lý rộng khắp, trình độ công nghệ, năng lực tài chính đủ mạnh và đặc biệt trình độ của nhân viên giao dịch và nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về dịch vụ kiều hối. Từ đó sẽ có phương hướng để phát triển dịch vụ kiều hối nhằm thu được lợi nhuận cũng như đạt được các mục tiêu khác trong xu thế cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
THÁI BÌNH 2.1 Tổng quan về dịch vụ kiều hối tại Việt Nam
Thị trường kiều hối ngày càng rộng mở và phát triển, đó là nguồn lực giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đó cũng là "tấm lòng" của người dân Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho Tổ Quốc mình.Việc kiều hối chuyển về nước tăng không chỉ góp phần đáng kể vào việc bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, mà còn góp phần quan trọng, tăng trưởng cung ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng ổn định tỷ giá hối đoái:
Lượng kiều hối gửi về Việt Nam chủ yếu thông qua 5 kênh chi trả chính sau
Mạng lưới chi trả kiều hối của các NHTM. Các tổ chức tín dụng và kinh tế.
Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông được phép chuyển tiền kiều hối. Kiều bào mang về trực tiếp không giới hạn số lượng mà chỉ cần khai báo
hải quan.
Các cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển tiền kiều hối.
Tuy nhiên, với phạm vi của đề tài, khóa luận chỉ chủ yếu đề cập đến kênh chuyển tiền chính thức qua hệ thống NHTM, bưu điện, hải quan hay các công ty làm dịch vụ kiều hối khác được NHNN cho phép.
2.1.1 Cơ sở phát triển dịch vụ kiều hối tại Việt Nam
a) Cơ sở pháp lý
Để thu hút được nguồn kiều hối và tạo niềm tin cho những người chuyển tiền về nước, chính phủ Việt Nam cần phải tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, tin cậy đảm bảo cho các bên tham gia vào dịch vụ chi trả kiều hối. Cùng với sự
nhận thức về tầm quan trọng của kiều hối, Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã đưa ra những quyết định mang tính pháp lý cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể để khơi thông dòng kiều hối chảy về Việt Nam.
Pháp luật ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
Theo pháp luật ngoại hối, người cư trú được mang ngoại tệ tiền mặt và vàng khi xuất cảnh. Điều đáng chú ý là người nhập cư nước ngoài vào Việt Nam còn cho phép đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gồm nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.Quan điểm của pháp lệnh là mở cửa các đồng vốn, tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và liên quan đến kiều hối, pháp lệnh cho phép các cá nhân được tiền nước ngoài.
Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.
Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối hoặc không được phép kinh doanh ngoại hối đều có thể làm đại lý cho các tổ chức kinh tế làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ cho người thụ hưởng kiều hối , các tổ chức tín dụng chi trả ngoại hối bằng ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng khác trong việc chi trả kiều hối. Quyết định này đã tạo thêm thuận lợi cho kiều hối và nhân thân của họ trong việc gửi và nhận tiền.
Quyết định của Thống đốc NHNN số 678/ 2002/ QĐ- NHNN ngày 19/08/2002
Nhà nước ban hành Nghị định số 81-2001- NĐ- CP cho phép người Việt hải ngoại được mua nhà để ở tại Việt Nam.
Nghị định số 36 của Bộ chính trị ngày 26/03/2004 về vấn đề người Việt ở nước ngoài.Nghị quyết này thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, bình đẳng không phân biệt đối xử đánh giá người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực lớn để phát triển đất nước, là chiếc cầu nối liền Việt Nam và thế giới.
Thông tư liên bộ số 02/2005/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA tái xác quyền mua nhà và đơn giản hóa điều kiện đầu tư của người Việt hải ngoại.
Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo quyết định số 135/2007/QĐ- TTg ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy chế này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt kiều trong việc trở về quê hương.Hy vọng trong những năm tiếp theo những rào cản thu hút kiều hối về mặt pháp lý sẽ được giải quyết tạo điều kiện khơi thông dòng kiều hối chảy về Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho dịch vụ chi trả kiều hối phát triển hơn nữa.
b) Cơ sở hạ tầng
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và hệ thống CNTT tương đối đồng bộ và hiện đại. Nhiều tiện ích ngân hàng đã được khai thác và sử dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chủ động hội nhập với khu vực thế giới.
Trong thời gian từ 1990-1998 được xem là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đối với ngành ngân hàng và các dịch vụ, ứng dụng chính như khuyến khích mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, lắp đặt ATM, tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, xử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính, thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh tra giám sát
Hiện nay trên toàn quốc có hơn 100 ngân hàng và khoảng 60 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ. Ngoài ra mạng lưới chi trả kiều hối cho các ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động rộng khắp trên toàn quốc .
Có thể nói, việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các NHTM tăng trưởng và phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng giao dịch và giảm các chi phí liên quan.
2.1.2 Thực trạng thị trường kiều hối tại Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Lượng kiều hối gửi về Việt Nam giai đoạn 2000- 2011 1.75 1.8 2.2 2.6 3.2 3.8 4.5 5.5 7.2 6.3 8 9 0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
T
ỷ
U
S
D
Từ đó cho đến nay, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam liên tục tăng và với tốc độ ngày càng cao. Năm 2000, lượng kiều hối gửi về là 1,75 tỷ USD, đến năm 2005, con số này đã tăng lên 3,8 tỷ USD (tăng 117% so với năm 2000). Năm 2008 mặc dù là năm kinh tế toàn cầu khó khăn, nhưng lượng kiều hối gửi về Việt Nam không những không suy giảm mà còn tăng cao, đạt mức 7,2 tỷ USD (tăng 89,5% so với năm 2005) và so với năm 2007 thì con số này tăng khoảng 1,7 tỷ USD (tương đương tăng 30,9%). Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên lượng kiều hối chuyển về Việt Nam dự tính sẽ có sự suy giảm mạnh, khoảng 15 - 20%, tương đương còn khoảng 5,8 - 6 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng kiều hối của Việt Nam vẫn đạt được con số 6,3 tỷ USD (giảm khoảng 12,5% so với năm 2008). Nguyên nhân suy giảm lượng kiều hối là do thu nhập của các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài bị giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Theo ước tính, hiện này Việt Nam đang có khoảng 3 triệu lao động đang làm việc và sinh sống tại nước
ngoài, mà chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000 người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người)…, chính vì vậy, khi các quốc gia này gặp khó khăn về tài chính thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối chuyển về Việt Nam.
Năm 2011, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị lớn hơn, đạt 9 tỷ USD, tăng 1 tỷ so với năm 2010 . Nếu như năm 2010 Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào vị trí 16/20 quốc gia tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines, thì đến năm 2011, Việt Nam đã vươn lên giữ vị trí thứ 9 /20 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.
Như vậy, trong giai đoạn khoảng 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự gia tăng của dòng kiều hối này như sau:
Thứ nhất là hiệu quả chính sách thu hút kiều hối của Việt Nam, trong
đó cho phép gửi và nhận tiền bằng USD. Bên cạnh đó là sự đóng góp quan
trọng của các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp các dịch vụ chuyển tiền kiều hối trên các kênh: trực tiếp tại trụ sở, trực tuyến hoặc chuyển tiền đến tận gia đình người nhận...
Thứ hai là yếu tố chênh lệch lãi suất tiền gửi USD. Trong khi lãi suất
của USD tại các quốc gia trên thế giới hiện nay đang ở mức khá thấp (dưới 1%/ năm) thì ở Việt Nam, mức lãi suất huy động USD mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng là khoảng 5%/năm, cao hơn rất nhiều so với thế giới. Chính vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng tạo động lực cho kiều bào nước ngoài gửi tiền về nước nhằm đầu tư sinh lời với số ngoại tệ của mình.
Thứ ba là môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Trong những năm
vừa qua, với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư cũng như kiều bào nước ngoài. Một trong những kênh đầu tư thu hút nhất là thị trường bất động sản như
bất động sản cho du lịch, văn phòng cho thuê, khách sạn... Theo một số nguồn thống kê, khoảng 45 - 50% lượng kiều hối đã và đang được đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Với lượng kiều hồi dồi dào đang được gửi về đều đặn, chắc chắn Việt Nam sẽ có thêm những động lực mới trong việc phát triển kinh tế đất nước sau thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thứ tư là chính sách thu hút kiều hối
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ chuyển và Việt Nam đối với người nhận và người gửi.
Quốc hội đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định; các bộ đã ban hành nhiều quyết định, thông tư hướng dẫn về các lĩnh vực quốc hội, hộ tịch, nhập xuất cảnh, cư trú, hồi hương, đầu tư kinh doanh nhà đất, văn hóa thông tin tuyên truyền, thể thao hỗ trợ, vận động cộng đồng dạy và học tiếng Việt, cũng như các công tác thi đua khen thưởng....Nhìn chung, cho tới nay hệ thống các chủ trương, chính sách, các quy định là tương đối đồng bộ, đề cập hầu hết các lĩnh vực liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt chủ trương chính sách đổi mới trong những năm gần đây đã từng bước đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng nguyện vọng của các đồng bào ở nước ngoài về các vấn đề về quốc tịch, hồi hương, cấp phát hộ chiếu và những quyền lợi thân thiết khác của đồng bào.
2.1.3 Nhận xét về thị trường kiều hối Việt Nam
Những mặt đạt được
Viêc cung cấp dịch vụ kiều hối tại các NHTM Việt Nam đã đạt được các kết quả khả quan:
giao dịch tập trung cho phép việc chuyển tiền thực hiện nhanh chóng, ít sai sót, thủ tục đơn giản, và việc nhận tiền có thể thực hiện tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống chi nhánh của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều chi trả đảm bảo đúng người, đúng tiền trong thời hạn tối đa là 3 ngày làm việc.
Thứ hai, các kênh chi trả kiều hối ngày càng rộng và đa dạng: ngoài việc
chi trả qua mạng lười chi nhánh và phòng giao dịch của chính ngân hàng minh, nhiều ngân hàng còn thiết lập các đại lý phụ là các ngân hàng nhỏ hơn, việc chi trả kiều hối cũng có thể được thực hiện qua tài khoản ngoại tệ, qua tài khoản ATM, hoặc chi trả tại nhà theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng của một số ngân hàng cũng có thể chuyển kiều hối qua internet hoặc điện thoại thông qua các ngân hàng có liên kết chuyển tiền trực tiếp với ngân hàng tại Việt nam.
Thứ ba, đa số các ngân hàng đều cung cấp nhiều ưu đãi cho khách hàng
nhận kiều hối: ví dụ như ngân hàng Sacombank có chương trình đổi USD từ mệnh giá lớn sang tờ bạc mới 2 USD để khách hàng mừng tuổi đầu năm, ngân hàng SHB có chương trình khuyến mãi “Nhận kiều hối, niềm vui nhân đôi”, ngân hàng BIDV có chương trình tích điểm để nhận quà cho các khách hàng gửi kiều hối thường xuyên thông qua các ngân hàng đại lý có liên kết chuyển tiền trực tiếp với BIDV.
Thứ tư, các ngân hàng đã có các biện pháp thu hút việc gửi kiều hối như
thiết kế các sản phẩm trọn gói nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng gửi tiền. Các ngân hàng tiếp cận khách hàng lao động xuất khẩu ngay từ khi họ còn ở Việt Nam, hỗ trợ họ vay vốn, thực hiện việc chuyển thu nhập từ nước ngoài về