Khái quát về Agribank Thái Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 35 - 39)

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Thành lập ngày 26/3/1988 theo nghị quyết số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng, nay là Chính phủ.Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Mặc dù ra đời từ năm 1988 với tên gọi Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, nhưng đến khi có quyết định thành lập của hội đồng bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990 mới chính thức được công nhận là một NHTM quốc doanh, mới có điều lệ hoạt động riêng với tên gọi mới là ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 28/ QĐ- NHNN ngày 15 tháng 10 năm 1996 của thống độc NHNN. Hoạt động của Ngân hàng No & PTNT VN cũng quy định theo điều lệ mới được ban hành theo quyết định số 39/1997 QĐ -NHNN ngày 22 tháng 11 năm 1997 của thống đốc NHNN VN.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến tháng 9/2011, Agribank có tổng tài sản 524.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 478.000 tỷ đồng; tổng dư nợ 414.464 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước

ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Agribank Thái Bình là chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Với gần 20 năm tồn tại và phát triển của mình, Agribank Thái Bình đã đạt được những thành tựu nhất định và có bước đi vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình Agribank Thái Bình đã xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, qua đó có những giải pháp để thực hiện chiến lược thành công. gần đây khi mà hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì hơn bao giờ hết để tồn tại và phát triển Agribank Thái Bình đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2011-2015. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và đang dần thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó, cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng quyết liệt, các NHTM Việt Nam phải chuẩn bị đương đầu với các tập đoàn tài chính nước ngoài. Nhận thực được sự sống còn trong tương lai Agribank Thái Bình đã không ngừng xây dựng và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

2.2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank Thái Bình

Theo quyết định số 1377/QĐ/HĐQT- TCCB của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank năm 2011 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agirbank Thái Bình

(Nguồn:. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)

Giám Đốc Các phó Giám Đốc

Chi nhánh cấp III Phòng chuyên môn PGD trực thuộc

Phòng KH tổng hợp Phòng tín dụng Phòng kế toán, ngân

quỹ

Phòng kiểm soát nội bộ Phòng HCNS Phòng KD ngoại hối Các PGD

Trụ sở chính

Sở giao dịch VP Đại diện Chi nhánh

cấp 1 Đơn vị HCSN Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 2 Phòng Giao dịch Chi nhánh cấp 3 Phòng giao dịch Chi nhánh trực thuộc

2.2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp bởi ngân hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình là một NHTM nhà nước, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, các hợp đồng nghiệp vụ kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, các hợp đồng nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi, cho vay, tài trợ thương mại và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, bằng cả nội tệ và ngoại tệ, cho các nghiệp vụ bán lẻ, bán buôn và ngân hàng quốc tế, các nghiệp vụ truyền thống còn phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đa năng

Nghiệp vụ huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn của Agribank Thái Bình có các hình thức khá phong phú và đa dạng như:

- Tính chất tiền gửi: tài khoản thanh toán, tài khoản có tính chất giao dịch chứng khoán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu...

- Kỳ hạn gửi: rất đa dạng như không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng...đến 60 tháng

- Đối tượng huy động vốn: VND, USD, EUR...

- Phương thức lãnh lãi đa dạng : lãnh lãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng, hàng quý.Lãi suất huy động khá linh hoạt theo thị trường và nhu cầu của ngân hàng.

- Ngoài ra để thu hút khách hàng, ngân hàng chấp nhận cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu....để cho vay tạm.

Nghiệp vụ tín dụng:

Agribank Thái Bình đã khá năng động , linh hoạt trong các sản phẩm tín dụng như:

- Tín dụng cho vay: đây là loại hình đa dạng nhất, thay đổi theo nhiều tiêu chí như : Thời hạn vay (ngắn, trung, dài hạn), đối tượng cho vay , phương thức cho vay ( cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay trả góp), ngành nghề cho vay, địa bàn cho vay.

- Tín dụng bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Chủ yếu là

+ Dịch vụ chuyển tiền và kiều hối: Chuyển tiền đến và đi, từ khách hàng trong và ngoài nước, thanh toán và phát hành hối phiếu, tiếp nhận và chi trả kiều hối.

+ Dịch vụ thu đổi và kinh doanh ngoại tệ : Đổi séc du lịch lấy tiền mặt, kiểm tra ngoại tệ, mua bán ngoại tệ.

+ Kinh doanh các sản phẩm phái sinh.

+ Dịch vụ khác : dịch vụ mobile banking, cất giữ hộ giấy tờ có giá, kiểm đếm hộ giao nhận tiền tại nơi kiều hối yêu cầu.

Các nghiệp vụ khác.

Ngoài các sản phẩm huy động vốn tín dụng, thanh toán quốc tế, ngân hàng còn có các sản phẩm dịch vụ khác như:

- Dịch vụ tài khoản và phương tiện thanh toán: Mở, đóng tài khoản, gửi rút tiền mặt, phát hành và thanh toán thẻ ( thẻ nội địa và quốc tế), séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thu hối phiếu, thu chi hộ tiền bán hàng, tiền lương, xác nhận số dư...

- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.

- Đầu tư dưới các hình thức; hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần. - Kinh doanh chứng khoán, môi giới phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)