a) Cơ sở pháp lý
Để thu hút được nguồn kiều hối và tạo niềm tin cho những người chuyển tiền về nước, chính phủ Việt Nam cần phải tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, tin cậy đảm bảo cho các bên tham gia vào dịch vụ chi trả kiều hối. Cùng với sự
nhận thức về tầm quan trọng của kiều hối, Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đã đưa ra những quyết định mang tính pháp lý cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể để khơi thông dòng kiều hối chảy về Việt Nam.
Pháp luật ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
Theo pháp luật ngoại hối, người cư trú được mang ngoại tệ tiền mặt và vàng khi xuất cảnh. Điều đáng chú ý là người nhập cư nước ngoài vào Việt Nam còn cho phép đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gồm nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.Quan điểm của pháp lệnh là mở cửa các đồng vốn, tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và liên quan đến kiều hối, pháp lệnh cho phép các cá nhân được tiền nước ngoài.
Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.
Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối hoặc không được phép kinh doanh ngoại hối đều có thể làm đại lý cho các tổ chức kinh tế làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ cho người thụ hưởng kiều hối , các tổ chức tín dụng chi trả ngoại hối bằng ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng khác trong việc chi trả kiều hối. Quyết định này đã tạo thêm thuận lợi cho kiều hối và nhân thân của họ trong việc gửi và nhận tiền.
Quyết định của Thống đốc NHNN số 678/ 2002/ QĐ- NHNN ngày 19/08/2002
Nhà nước ban hành Nghị định số 81-2001- NĐ- CP cho phép người Việt hải ngoại được mua nhà để ở tại Việt Nam.
Nghị định số 36 của Bộ chính trị ngày 26/03/2004 về vấn đề người Việt ở nước ngoài.Nghị quyết này thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, bình đẳng không phân biệt đối xử đánh giá người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực lớn để phát triển đất nước, là chiếc cầu nối liền Việt Nam và thế giới.
Thông tư liên bộ số 02/2005/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA tái xác quyền mua nhà và đơn giản hóa điều kiện đầu tư của người Việt hải ngoại.
Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo quyết định số 135/2007/QĐ- TTg ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy chế này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt kiều trong việc trở về quê hương.Hy vọng trong những năm tiếp theo những rào cản thu hút kiều hối về mặt pháp lý sẽ được giải quyết tạo điều kiện khơi thông dòng kiều hối chảy về Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho dịch vụ chi trả kiều hối phát triển hơn nữa.
b) Cơ sở hạ tầng
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và hệ thống CNTT tương đối đồng bộ và hiện đại. Nhiều tiện ích ngân hàng đã được khai thác và sử dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chủ động hội nhập với khu vực thế giới.
Trong thời gian từ 1990-1998 được xem là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đối với ngành ngân hàng và các dịch vụ, ứng dụng chính như khuyến khích mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, lắp đặt ATM, tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, xử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính, thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh tra giám sát
Hiện nay trên toàn quốc có hơn 100 ngân hàng và khoảng 60 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ. Ngoài ra mạng lưới chi trả kiều hối cho các ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động rộng khắp trên toàn quốc .
Có thể nói, việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các NHTM tăng trưởng và phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng giao dịch và giảm các chi phí liên quan.