Thực trạng thị trường kiều hối tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 32)

Biểu đồ 2.1: Lượng kiều hối gửi về Việt Nam giai đoạn 2000- 2011 1.75 1.8 2.2 2.6 3.2 3.8 4.5 5.5 7.2 6.3 8 9 0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank)

T

U

S

D

Từ đó cho đến nay, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam liên tục tăng và với tốc độ ngày càng cao. Năm 2000, lượng kiều hối gửi về là 1,75 tỷ USD, đến năm 2005, con số này đã tăng lên 3,8 tỷ USD (tăng 117% so với năm 2000). Năm 2008 mặc dù là năm kinh tế toàn cầu khó khăn, nhưng lượng kiều hối gửi về Việt Nam không những không suy giảm mà còn tăng cao, đạt mức 7,2 tỷ USD (tăng 89,5% so với năm 2005) và so với năm 2007 thì con số này tăng khoảng 1,7 tỷ USD (tương đương tăng 30,9%). Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên lượng kiều hối chuyển về Việt Nam dự tính sẽ có sự suy giảm mạnh, khoảng 15 - 20%, tương đương còn khoảng 5,8 - 6 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng kiều hối của Việt Nam vẫn đạt được con số 6,3 tỷ USD (giảm khoảng 12,5% so với năm 2008). Nguyên nhân suy giảm lượng kiều hối là do thu nhập của các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài bị giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Theo ước tính, hiện này Việt Nam đang có khoảng 3 triệu lao động đang làm việc và sinh sống tại nước

ngoài, mà chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000 người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người)…, chính vì vậy, khi các quốc gia này gặp khó khăn về tài chính thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến dòng kiều hối chuyển về Việt Nam.

Năm 2011, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị lớn hơn, đạt 9 tỷ USD, tăng 1 tỷ so với năm 2010 . Nếu như năm 2010 Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào vị trí 16/20 quốc gia tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines, thì đến năm 2011, Việt Nam đã vươn lên giữ vị trí thứ 9 /20 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Như vậy, trong giai đoạn khoảng 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự gia tăng của dòng kiều hối này như sau:

Thứ nhất là hiệu quả chính sách thu hút kiều hối của Việt Nam, trong

đó cho phép gửi và nhận tiền bằng USD. Bên cạnh đó là sự đóng góp quan

trọng của các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp các dịch vụ chuyển tiền kiều hối trên các kênh: trực tiếp tại trụ sở, trực tuyến hoặc chuyển tiền đến tận gia đình người nhận...

Thứ hai là yếu tố chênh lệch lãi suất tiền gửi USD. Trong khi lãi suất

của USD tại các quốc gia trên thế giới hiện nay đang ở mức khá thấp (dưới 1%/ năm) thì ở Việt Nam, mức lãi suất huy động USD mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng là khoảng 5%/năm, cao hơn rất nhiều so với thế giới. Chính vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng tạo động lực cho kiều bào nước ngoài gửi tiền về nước nhằm đầu tư sinh lời với số ngoại tệ của mình.

Thứ ba là môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Trong những năm

vừa qua, với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư cũng như kiều bào nước ngoài. Một trong những kênh đầu tư thu hút nhất là thị trường bất động sản như

bất động sản cho du lịch, văn phòng cho thuê, khách sạn... Theo một số nguồn thống kê, khoảng 45 - 50% lượng kiều hối đã và đang được đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Với lượng kiều hồi dồi dào đang được gửi về đều đặn, chắc chắn Việt Nam sẽ có thêm những động lực mới trong việc phát triển kinh tế đất nước sau thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thứ tư là chính sách thu hút kiều hối

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ chuyển và Việt Nam đối với người nhận và người gửi.

Quốc hội đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định; các bộ đã ban hành nhiều quyết định, thông tư hướng dẫn về các lĩnh vực quốc hội, hộ tịch, nhập xuất cảnh, cư trú, hồi hương, đầu tư kinh doanh nhà đất, văn hóa thông tin tuyên truyền, thể thao hỗ trợ, vận động cộng đồng dạy và học tiếng Việt, cũng như các công tác thi đua khen thưởng....Nhìn chung, cho tới nay hệ thống các chủ trương, chính sách, các quy định là tương đối đồng bộ, đề cập hầu hết các lĩnh vực liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt chủ trương chính sách đổi mới trong những năm gần đây đã từng bước đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi chính đáng nguyện vọng của các đồng bào ở nước ngoài về các vấn đề về quốc tịch, hồi hương, cấp phát hộ chiếu và những quyền lợi thân thiết khác của đồng bào.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)