III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SX-KD của doanh nghiệp
2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3. Môi trường kinh doanh
Bất cư một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm: đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu
ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư…tất cả những nhân tố đó tác động trực tiếp đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp.
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng và đều phải chấp hành “luật chơi” của thị trường. Vì vậy, việc tạo ra và duy trì môi trường kinh doanh thống nhất chung cho các doanh nghiệp đang hoạt động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường sẽ là môi trường thuận lợi cho sự điều hành SX-KD.
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, các thị trường với tư cách là môi trường kinh doanh trực tiếp còn đang ở trong tình trạng sơ khai, không đày đủ, không ăn khớp với nhau. Các yếu tố trong môi trướng ấy chưa hợp thành một quần thể để dựa vào nhau cung tồn tại và phát triển.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu thiếu môi trường kinh doanh thì doanh nghiệp không thể hoạt động và tất yếu không có hiệu quả hoạt động SX-KD.
Môi trường tự nhiên.
Bao gồm nhưng nhân tố chính như: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SX-KD trong doanh nghiệp.
Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ SX-KD của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chế biến nông sản, thuỷ hải sản…Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và khi yếu tố này không ổn định sẽ làm mất ổn định hoạt đỗng-KD và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SX-KD.
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một doanh nghiệp có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn và chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp khai thác.
Nhân tố vị trí địa lý: đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động SX-KD của
doanh nghiệp như vận chuyển, giao dịch…các mặt này cũng tác động đến hiệu qảu SX-KD bởi sự tác động lên các chi phí tương ứng.
Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nào thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững trên thị trường, tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng pháp luật là công việc mà Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để vượt qua đối thủ. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại ... luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt động SX-KD của từng doanh nghiệp. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch SX-KD và kết quả SX-KD của mỗi doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng. Nó có thể tạo ra tính hấp dẫn về thị trường.
Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế khoá tăng thì người tiêu dùng buộc phải đắn đo để ra các quyết định có nên mua hay không?
Khi nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng, việc mua bán diễn ra tấp nập trở lại làm cho nhịp độ và chu kỳ kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng. Khi đó sẽ có sự phân cấp giữa nhu cầu của người tiêu dùng. Những người có thu nhập cao sẽ đòi hỏi chất lượng hàng hoá và dịch vụ ở mức cao hơn, nhu cầu của con người khôngchỉ là “ăn no mặc ấm” mà còn là “ăn ngon mặc đẹp”. Họ cần nhiều loại sản phẩm tiêu dùng cho phép tiết kiệm thời gian, không những chất lượng tốt mà còn phải đẹp về mẫu mã bao bì.
Việc tiêu dùng mang tính vật chất không còn đóng vai trò quan trọng, việc thoả mãn các giá trị văn hoá tinh thần sẽ đòi hỏi được đàu tư với cơ cấu, tỷ trọng lớn hơn trong những ưu tiên về chỉ tiêu. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một bộ phận không nhỏ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, do đó đòi hỏi hàng hoá chưa cao đặc biệt. điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu về mẫu mã, nhãn hiệu của sản phẩm.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SX-KD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, có thể nói rằng yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường công nghệ
Trong một thế giới mà toàn cầu hoá đang là xu thế chủ đạo, chưa bao giờ người ta thấy cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp với nhau nói riêng lại gay gắt như ngày nay. Đặc biệt trong thời đại thông tin đang chi phối gần như toàn bộ nền thương mại thế giới buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường không còn con đường nào khác là phải đổi mới các trang thiết bị ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất
nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì công cuộc đổi mới càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì thiết bị phục vụ cho sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp của ta còn rất lạc hậu, năng suất lao động rất thấp, giá thành sản phẩm còn cao nên chưa đạt được những kết quả mong muốn, bên cạnh đó việc đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất ở các doanh nghiệp công nghiệp nước ta nhiều bất cập. Chính những lý do trên làm chúng ta hiểu rằng đường lối của đảng và nhà nước ta trong vấn đề đổi mới công nghệ để tăng trưởng kinh tế ( nghị định 27 CP ) là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và tình hình cung ứng khoa học - kỹ thuật, công nghệ trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm khủng hoảng thậm chí còn làm mất đi nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng xuất hiên những lĩnh vực kinh doanh mới hoặc làm phát triển hơn những lĩnh vực đó. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.
- Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ.
- Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết. - Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý. - Con người.
( ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ).
Bât kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần trang thiết bị được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng nó lại do con người lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là nhân tố chìa khoá của nhân tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động
theo hướng dẫn do thành phần thông tin cung cấp. Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị và đưa ra các quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kêt các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.
Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SX-KD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động SX-KD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SX-KD của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD của mình.
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đượng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước,… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động SX-KD ở vị trí có hệ thống giao thông thuân lợi, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí,…và do đó góp phần nâng cao hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, tức là hiệu quả SX-KD thấp.