IV. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SX-KD và phương pháp tính hiệu quả SX-KD trong doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát.
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốna sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định và vốn lưu động bình quân)
Công thức xác định:
TSV = X 100 Trong đó:
TSv: Tỷ suất lợi nhuận vốn
P: Lợi nhuận trong kỳ (lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp)
Vbq: Tổng số vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ sở hữu): là quan hệ tỷ lệ giữa sô lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân.
Công thức tính:
TSVCSH = x 100
Chỉ tiêu này cho biết: 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia tạo ra bao nhiêu đồng thực lãi hay lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành:Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại so với giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Công thức tính:
TSG = x 100 TSG: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P: Lợi nhuận bán hàng
Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết: 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động SX-KD của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tsdt = x 100 Trong đó:
Tsdt: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng P: Lợi nhuận bán hàng
DTBH: Doanh thu bán hàng trong kỳ
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi tiết
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
Các hệ số về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát: là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Nếu hệ số tiến tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng số tài sản hiện có không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
=
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá
Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Cơ cấu nguồn vốn:
- Hệ số nợ: Là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.
Hệ số nợ =
- Tỷ suất tự tài trợ: Là chỉ tiêu đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiên có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ = = 1- hệ số nợ Hệ số khả năng thanh
Cơ cấu tài sản: Phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh thì bỏ ra bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định.
=
Hoặc = 1- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn lớn, thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: chỉ tiêu này cho biếtvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100
Nếu tỷ suất này > 1 chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp vững vàng
Nếu tỷ suất này < 1 thì 1 bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, khi đó là vốn vay ngắn hạn, rất nguy hiểm.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Sức sản xuất của TSCĐ: Sức sản xuất của TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
- Sức sinh lợi của TSCĐ: Sức sinh lợi của TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (TSCĐ)
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (TSLĐ)
- Mức hao phí TSCĐ: Mức hao phí TSCĐ =
chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu phải phải có bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ.