mại vật tư tổng hợp Trường Giang.
1. Định hướng phát triển của công ty.
1.1 Mục tiêu phát triển SX-KD trong giai đoạn tới
Để phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh và không ngừng phát triển thì công ty cổ phần thương mại vật tư tổng hợp Trường Giang đã đưa ra định hướng phát triển SX-KD trong thời gian tới:
- Tăng cường quảng bá tiếp thị sản phẩm trên cả thị trường trong và ngoài nước
- Duy trì và phát triển thị trường trong tỉnh
- Phát triển thị trường ngoài tỉnh, đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh cụ thể
- Nâng cao năng lực và tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty
- Huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác để hoạt động - Tìm biện pháp tổ chức SX-KD hiệu quả, giảm thiểu chi phí.
1.2. Định hướng phát triển hoạt động SX-KD của công ty.
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương tích cực. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tăng cường hiệu quả SX-KD. Đồng thời làm tốt công tác:
- Khai thác tối đa các lợi thế về nhân lực, vật lực, tài lực. - Tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban
- Phát huy khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động Sx-KD
- Ra quyết định chính xác, kịp thời và nắm bắt cơ hội cũng như thời cơ tong thời gian tới
- Thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
2. Một số yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả SX-KD của công ty quả SX-KD của công ty
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả SX-KD của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó thấy được trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Thông qua đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và hạn chế, những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả SX- KD của doanh nghiệp cần khắc phục, từ đó có thể đưa ra những phương
pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả SX-KDthông qua các phương án dử dụng tối ưu các nguồn lực.
Nhưng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả phải đáp ứng yêu cầu:
- Đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp, mang tính chất đặc thù của ngành và bao gồm các chỉ tiêu được chọn lọc kỹ lưỡng.
- Hiệu quả phải là hiệu quả lâu dài.
- Hiệu quả phải nhất quán ở phương diện vật chất.
- Hiệu quả phải vừa phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp vừa phải phản ánh một cách chi tiết, cụ thể từng mặt hoạt động.
- Hiệu quả phải bao gồm các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng, chỉ sử dụng các chỉ tiêu đo lường bằng thước đo giá trị, không sử dụng các chỉ tiêu theo thước đo hiện vật .