CHƯƠNG BA: XU HƯỚNG BÀ MẸ ĐƠN THÂN ẢNH HƯỞNG VÀ KIẾN NGHỊ
1.2.2. Sự thay đổi, biến mất của những giá trị văn hóa của gia đình Việt
Gia đình người Việt có vai trò rất lớn trong nền văn hóa, là nơi sản sinh, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu và nổi bật của dân tộc. Chính sự tồn tại của gia đình đã tạo điều kiện cho nhiều giá trị văn hóa được phổ biến và lưu giữ một cách bền lâu.
Sự ra đời của bà mẹ đơn thân đã khiến những vai trò của gia đình bị thay đổi nghiêm trọng, phá vỡ đi nhiều vai trò quan trọng của gia đình trong nền văn hóa. Sự tồn tại của mô hình này không góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa mà làm những giá trị đó bị biến đổi, mất đi.
1.2.2. Sự thay đổi, biến mất của những giá trị văn hóa của gia đìnhViệt Việt
Gia đình người Việt là một thành tố quan trọng trong nền văn hóa, văn hóa gia đình có những đóng góp tiêu biểu và tích cực cho văn hóa dân tộc. Sự ra đời và tồn tại của mô hình bà mẹ đơn thân đã đe dọa nhiều giá trị văn hóa ấy, khiến nhiều giá trị văn hóa biến mất.
Bữa cơm gia đình là một giá trị văn hóa đặc trưng của gia đình người Việt. Trong nhiều gia đình Việt hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị, do mỗi cá
nhân có cuộc sống riêng và bận rộn nên những bữa cơm gia đinh trở nên vắng bóng. Có những gia đình cả tuần thậm chí họ không ăn một bữa cơm nào cùng nhau. Trong những hộ bà mẹ đơn thân, mối liên hệ mẹ con trở nên bền chặt, nhà không có nhiều thành viên nên bữa cơm gia đình được coi trọng. Họ có ý thức trân trọng bữa cơm gia đình và bảo lưu những cách ứng xử văn hóa trong bữa cơm dù chỉ có ít thành viên.
Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của gia đình Việt chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Như đã phân tích, số lượng hộ bà mẹ đơn thân ra đời thường tương đương với số hộ không có bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Một câu hỏi được đặt ra tiếp theo là, nếu bà mẹ đơn thân chỉ có con gái, sau khi bà mẹ này chết, người con gái kia lập gia đình thì có thờ cúng người mẹ này không? Đối với người Việt, “nghĩa tử là nghĩa tận”, việc thờ cúng tổ tiên được vừa là thể hiện đạo hiếu, vừa là nhu cầu tâm linh nên thông thường, người con gái sẽ có nhu cầu thờ cúng mẹ mình. Nhưng nếu gia đình nhà chồng không cho phép thờ cúng trong nhà thì có thể sẽ phải gửi hậu ở đình, chùa hoặc tìm ra một giải pháp khác, nhờ một người khác thờ cúng. Việc thờ cúng tổ tiên vì thế sẽ có những biến thể mẫu hệ đan xen khá phức tạp hoặc có những mảng bị mất đi.
Một phần trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là việc coi trọng phần mộ của tổ tiên. Người phụ nữ Việt đã lấy chồng sau khi chết thường được an tang trong khu vực phần mộ của gia đình nhà chồng. Với những bà mẹ đơn thân li hôn và không kết hôn, họ sẽ không được an tang trong khu vực phần mộ của gia đình nhà chồng. Cùng với đó, họ cũng khó để có thể được an táng trong khu vực phần mộ của gia đình nhà mình vì quan niệm khắt khe của người Việt. Chính vì thế, những bà mẹ đơn thân này sau khi mất đi có thể phải an táng ở một khu vực riêng và cô độc. Họ cũng sẽ ít nhận được sự chăm sóc của con cháu và người thân của mình ở những thế hệ sau. Phần mộ của họ có thể sẽ bị lãng quên. Như vậy, tư tưởng coi trọng phần mộ tổ tiên của người Việt có thể bị giảm sút phần nào.
Gia đình người Việt trước đây thường theo mô hình gia đình truyền thống, những gia đình thuộc cùng một dòng họ thường trong cùng một làng.
Không những thế, tư tưởng kết hôn của người Việt thường thích gần nhà, cùng làng nên thông thường gia đình sống gần gũi với họ hàng hai bên của mình. Những mối liên hệ trong gia đình, dòng họ thường rất mật thiết, gần gũi vì người Việt vốn trọng huyết thống. Hiện nay, những gia đình Việt thường là gia đình hạt nhân, những gia đình ở Hà Nội phần lớn là từ những tỉnh khác đến Hà Nội lập nghiệp, không sống gần gũi với họ hàng nữa. Tuy nhiên, những gia đình này vẫn giữ được những mối liên hệ nhất định với họ hàng và người thân của mình. Với những mô hình bà mẹ đơn thân, những mối liên hệ trong gia đình và họ hàng trở nên lỏng lẻo, chỉ có mối liên hệ mẹ - con là vẫn giữ được và trở nên khăng khít hơn so với những gia đình bình thường.
Không những thế, những hộ đơn thân dường như biến mất khỏi hệ thống của dòng họ, không có mối liên hệ với họ hàng cả hai bên nội, ngoại. Những hộ này cũng không đóng góp gì cho dòng họ, không tham gia vào hoạt động của dòng họ khiến dòng họ bị một mảng khuyết thiếu. Những dịp lễ, Tết, những dịp đoàn tụ gia đình, hộ đơn thân vẫn tiếp tục vắng mặt, trở thành những người đứng ngoài sự đoàn tụ gia đình.
Như vậy, có thể thấy những giá trị văn hóa tiêu biểu của gia đình đã có những thay đổi nhất định trong mô hình bà mẹ đơn thân. Những thay đổi này thường theo hướng tiêu cực, nhiều giá trị văn hóa của gia đình đã vĩnh viễn biến mất.