TÊN DOANH NGHIỆ P TRỤ SỞ CON DẤU 29-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 30 - 31)

46*.- Tên của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải có một tên riêng. Ngoài việc để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia có những quyền và nghĩa vụ luật định, tên doanh nghiệp còn mang một ý nghĩa tinh thần do các chủ doanh nghiệp đặt cho doanh nghiệp của mình, nên việc đặt tên doanh nghiệp do các doanh nhân tự lựa chọn, miễn rằng phải hội đủ một số điều kiện khi đăng ký kinh doanh, như:

- không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

tiếng nước ngoài, phải được ghi kèm theo loại hình doanh nghiệp ( loại hình doanh nghiệp được ghi tắt, như doanh nghiệp TN, công ty Cp, công ty TNHH, công ty HD);

- tên doanh nghiệp không được vi phạm truyền thống lịch sử, vi phạm đạo đức và thuần phong mỹ tục;

47*.- Trụ sở : doanh nghiệp phải có trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ được xác định rõ số nhà, đường ….điện thoại, Fax (nếu có). Trụ sở chính doanh nghiệp là nơi tập trung về quản trị - tài chính, nó liên quan đến chế độ thuế, liên quan đến thẩm quyền của cơ quan tố tụng xét xử khi có tranh chấp xảy ra hoặc giải quyết việc phá sản doanh nghiệp.

Ngoài trụ sở chính ra, doanh nghiệp còn có thể đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở trong nước hay nước ngoài theo thủ tục do Chính phủ quy định. Văn phòng đại diện và chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

48*.- Mỗi doanh nghiệp đều được có con dấu riêng theo quy định của chính phủ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)