I- TÒA KINH TẾ 8 4-
A. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH TẾ 8 6-
sau:
172*. 1) Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự.
Khi có tranh chấp, Tòa án chỉ đứng ra giải quyết nếu có đơn của các đương sự yêu cầu. Việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là quyền của các thể nhân và pháp nhân. Các bên hoàn toàn có quyền tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp của mình bằng cách thông qua tư vấn hoà giải của luật sư, hoặc bằng thủ tục tố tụng trước Tòa án. Họ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho luật sư hoặc người thay mặt mình tham gia tố tụng.
Quyền tự định đoạt còn được thể hiện ở quyền các bên được rút đơn kiện hoặc thay đổi nội dung đơn kiện.
173*. 2) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Đây là một nguyên tắc cơ bản của công dân được Hiến pháp Việt Nam 1992 công nhận tại điều 52. Nguyên tắc này còn thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Khi tham gia tố tụng các bên đều có quyền và nghĩa vụ luật định, không phân biệt các chủ thể đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty các loại hay Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
174*.- 3) Nguyên tắc hòa giải.
Nguyên tắc hòa giải nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt công việc kinh doanh của các chủ thể kinh tế. các bên có thể tự hòa giải và thương lượng, nếu không hòa giải được mới đưa nội vụ tranh chấp ra trước Tòa. Sau khi nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện, Tòa có trách nhiệm tiến hành hòa giải, và chỉ ra quyết định đưa vụ kiện ra xét xử sau khi đã tiến hành việc hoà giải nhưhg bất thành. Hòa giải trước Tòa là một thủ tục bắt buộc, nếu Tòa chưa có thủ tục hòa giải mà đã đưa ra xét xử, phán quyết của Tòa có thể bị Tòa trên hủy.
175*.- 4) Nguyên tắc xét xử công khai
Đây là nguyên tắc chung cho thủ tục xét xử các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, lao động. Việc xét xử công khai có ý nghĩa làm gương giáo dục mọi người tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
luật pháp cho phép Tòa được xét xử kín, nhằm “giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” Trong tranh chấp kinh tế có những bí quyết kinh doanh (như phát minh, sáng chế) nếu bị tiết lộ công khai có thể bị đánh cắp khai thác cạnh tranh làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ. Vì vậy, Tòa có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai hoặc kín theo yêu cầu của các đương sự.
Các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa căn cứ chủ yếu vào những chứng cứ do các đương sự xuất trình, nghe lời trình bày của các bên. Tòa không bắt buộc phải điều tra mà chỉ thu thập xác minh chứng cứ khi thấy cần thiết để giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác.
177*.- 6) Nguyên tắc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp kinh tế
Nguyên tắc này được thể hiện ở việc quy định thời hiệu, thời hạn trong các giai đoạn giải quyết tranh chấp kinh tế ngắn hơn trong tranh chấp dân sự.
Thí dụ thời gian để Tòa án ra Quyết định đưa vụ kiện ra xét xử hoặc đình chỉ vụ kiện kinh tế kể từ ngày thụ lý là 40 ngày, nếu kéo dài cũng không quá 60 ngày. Còn trong tố tụng dân sự thời gian này là 4 tháng (có thể kéo dài tới 6 tháng); thời hạn kháng cáo trong tố tụng kinh tế là 10 ngày, và trong tố tụng dân sự là 15 ngày…; thời hiệu của việc khởi kiện trong tố tụng kinh tế là 6 tháng, còn trong tố tụng dân sự tùy trường hợp có thể kéo dài tới 10 năm hoặc 30 năm.
(Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện – Điều 163 BLDS)