THẨM QUYỀN TÒA KINH TẾ 8 5-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 86 - 87)

I- TÒA KINH TẾ 8 4-

B. THẨM QUYỀN TÒA KINH TẾ 8 5-

166*.- Tòa kinh tế chỉ thụ lý giải quyết những vụ án thuộc thẩm quyền của mình. Thẩm quyền này được pháp luật phân định cho các Tòa theo vụ việc và theo lãnh thổ. Ngòai ra, pháp luật cũng dành cho người đi kiện được quyền chọn Tòa án để đưa vụ tranh chấp ra xin xét xử.

167*.- 1.Thẩm quyền của Tòa kinh tế theo vụ việc. Tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế sau:

1. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;

2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viện công ty với nhau liên quan đến việc thành lập – hoạt động – giải thể công ty.

3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; 4. Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

+ Trong các loại án kinh tế trên đây, các Tòa án cấp Huyện được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp Hợp đồng kinh tế có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, ngoại trừ có nhân tố nước ngoài.

+ Tòa kinh tế cấp Tỉnh giải quyết việc phá sản doanh nghiệp và xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế nói tại các điểm 1, 2, 3, 4 trên đây, và những vụ án kinh tế có yếu tố nước ngoài, ngoại trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Huyện;

dưới xét xử bị kháng cáo, kháng nghị.

169*.- 2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú. Nếu vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Tòa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm là Tòa án nơi có bất động sản tọa lạc.

170*.- 3. Nguyên đơn có quyền chọn Tòa án xin xét xử trong một số trường hợp:

1) Nếu vụ án phát sinh do vi phạm Hợp đồng kinh tế, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện Hợp đồng kinh tế giải quyết 2) Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì nguyên

đơn yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, hoặc nơi có trụ sở, nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để xin giải quyết vụ án;

3) Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, nguyên đơn có yêu cầu Tòa án nơi đặt trụ sở doanh nghiệp đó hoặc nơi có chi nhánh giải quyết;

4) Nếu vụ án có các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn để xin giải quyết vụ án;

5) Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn nơi có thể yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;

6) Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.

II - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH TẾ

171*.- Việc giải quyết các vụ án kinh tế phải dựa trên một số nguyên tắc luật định và phải theo đúng các trình tự tố tụng mới bảo đảm được tính khách quan, nhanh chóng và công bằng. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 quy định các nguyên tắc và trình tự để giải quyết các vụ án kinh tế. Phần dưới đây chỉ trình bày một vài nét chính yếu giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có một số khái niệm về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)