THÀNH LẬP – GIẢI THỂ – PHÁ SẢN DNNN 4 2-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 43 - 45)

74*.- Trước đây, việc thành lập DNNN không được quy định chặt chẽ, có rất nhiều DNNN ra đời làm ăn thua lỗ trong khi DNNN phần lớn tập trung vào những ngành & lĩnh vực then chốt, đòi hỏi hoạt động có hiệu quả để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã quy định thủ tục thành lập các DNNN một cách chặt chẽ hơn.

75*.- A.1. Hồ sơ thành lập. - Thủ trưởng cơ quan sáng lập DNNN là người đề nghị và làm các thủ tục đề nghị thành lập DNNN gởi cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm:

2. Đề án thành lập doanh nghiệp. 3. Dự kiến mức vốn điều lệ. 4. Dự thảo điều lệ.

5. Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất.

76*.- A.2. Thẩm quyền quyết định thành lập DNNN

Người có thẩm quyền ký Quyết định thành lập DNNN phải lập Hội đồng thẩm định để xem xét các vấn đề như:

- Về đề án thành lập doanh nghiệp: phải có tính khả thi và hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước; phải đáp ứng yêu cầu công nghệ; phải bảo vệ môi trường.

- Về vốn điều lệ: phải không thấp hơn vốn pháp định, phù hợp với quy mô, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động; phải có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn được cấp.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các Tổng công ty Nhà nước và các DNNN độc lập có quy mô lớn hoặc quan trọng. Khi cần, Thủ tướng có thể ủy quyền cho Bộ trưởng bộ quản lý ngành hoặc UBND cấp Tỉnh.

- Đối với các DNNN thông thường khác, thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành hoặc Chủ tịch UBND cấp Tỉnh quyết định.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận ra quyết định thành lập, phải trả lời bằng văn bản trong hạn 30 ngày tính từ ngày nhận đơn. - Việc bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp.

77*.- A.3. Đăng ký kinh doanh:

- DNNN phải đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp Tỉnh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp sau khi có quyết định thành lập trong thời hạn 60 ngày, sau đó mới được hoạt động.

- DNNN có tư các pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 30 ngày DNNN phải làm thủ tục công bố bằng cách đăng nhật báo Trung ương hoặc địa phương trong 5 số liên tiếp với các nội dung:

+ Tên DN, trụ sở chính của DN, điện thoại, fax (nếu có).

+ Họ, tên Chủ tịch HĐQT và các thành viên, Tổng Giám đốc/ Giám đốc.

+ Tên cơ quan ra quyết định, ngày ra quyết định thành lập doanh nghiệp, ngày và số đăng ký kinh doanh.

+ Mức vốn điều lệ.

+ Số tài khoản tiền gởi ngân hàng. + Ngành nghề.

+ Thời điểm bắt đầu hoạt động, thời hạn hoạt động.

DNNN có thể đặt chi nhánh tại ngoài tỉnh nơi đặt văn phòng chính. Chi nhánh DNNN không có tư cách pháp nhân. DNNN phải chịu mọi trách nhiệm dân sự về chi nhánh của mình.

B. GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DNNN:

78*.- DNNN giải thể trong các trường hợp sau:

- Hết thời hạn hoạt động ghi trong Quyết định thành lập mà doanh nghiệp không xin gia hạn.

- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài (nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn).

- Doanh nghiệp không thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

- Không cần tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập doanh nghiệp thì có thẩm quyền quyết định giải thể.

( Về trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể Doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại Thông tư 25/TT/TCDN ngày 15.5.1997. Xem Công Báo năm 1997 trang 1075).

79*.- Việc phá sản Doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng theo luật Phá sản Doanh nghiệp ngày 30 – 12 – 1993.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)