LỊCH SỬ VỀ PHÁ SẢN 9 4-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 95 - 98)

I KHÁ NỆM PHÁ SẢN 9 4-

A- LỊCH SỬ VỀ PHÁ SẢN 9 4-

192*.- Từ thời La mã, những thương nhân không trả được nợ thường bị bắt làm nô lệ, đem bán lấy tiền trừ nợ. Nhiều con nợ phải bỏ trốn nên chính quyền thời ấy phải cưỡng chế tài sản con nợ để trả cho chủ nợ. Nhưng khi có nhiều chủ nợ cùng tranh giành thu nợ trên tài sản của con nợ thì việc xung đột xảy ra là đương nhiên. Vì vậy, Tòa án lại phải đứng ra quản lý tài sản của con nợ để đem phân trả cho các chủ nợ theo tỷ lệ của mỗi người. Luật phá sản dần dần được hình thành.

193*.- Thoạt tiên, Luật phá sản của các quốc gia Âu châu chỉ áp dụng cho các thương gia, mãi về sau mới áp dụng rộng rãi cho các doanh nhân. Luật phá sản nước Anh được vua Henry VIII ký vào năm 1542 đã làm nhiều con nợ phải chịu án tù. Tại Pháp, lúc đầu việc phá sản có tính chất hình sự được dự liệu trong luật thương mại nhằm trừng trị một cách nghiêm khắc các thương gia. Chính Napoléon đã ra lệnh soạn thảo gấp bộ Luật thương mại Pháp 1807 vì các gian thương đã gian lận khi cung cấp hàng cho quân đội Pháp đến nỗi gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho một số thương gia khác và cả Ngân hàng Nhà nước Pháp bị lung lay. Vấn đề rắc rối ở đây chính là sự nghiêm khắc của luật pháp lại làm thiệt hại cho chủ nợ, do từ việc sợ bị tù tội nên người thiếu nợ thường tìm cách che đậy việc mất khả năng trả nợ cho đến khi không giấu giếm được nữa thì lại bỏ trốn.

194*.- Do đó, một số nước đã có cái nhìn khoan hồng hơn bằng cách xem người bị phá sản như một kẻ sa cơ thất thế, gặp vận không may. Nhưng chính sự khoan hồng này cũng gây bất lợi cho chủ nợ. Vì doanh nhân không còn sợ bị tù tội do phá sản nên họ lại không e dè thận trọng trong kinh doanh mà chỉ

Nếu có bị phá sản thì người thiệt hại sẽ là các chủ nợ.

B- QUAN NIỆM PHÁ SẢN HIỆN NAY

195*.- Ngày nay, luật pháp nhiều nước xem tình trạng bị phá sản như một tai ương cho doanh nhân có thể xảy ra trong quá trình cạnh tranh nên xã hội phải tìm cách cứu giúp nạn nhân qua khỏi cảnh ngặt nghèo này.

Mỗi quốc gia đều có Luật phá sản với những nét đặc thù riêng, nhưng nhìn chung việc phá sản thường khởi đầu bằng đơn yêu cầu của con nợ hoặc chủ nợ gởi đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa cử quản lý viên (hay quản tài viên) quản lý tài sản con nợ, làm các biện pháp cần thiết cần thiết như lập danh sách chủ nợ, tổng số nợ, kiểm kê tài sản, lập kế hoạch phân chia tài sản, bán tài sản lấy tiền phân chia cho các chủ nợ…., nhằm giải quyết việc phá sản nhanh chóng để ngăn chặn doanh nghiệp tiếp tục bị thua lỗlàm thiệt hại thêm đến các chủ nợ, đến công nhân và lây lan ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.

Nhưng vì hậu quả của việc phá sản doanh nghiệp có ảnh hưởng về nhiều mặt kinh tế- xã hội, nên luật phá sản của các quốc gia trên thế giới đều quy định những giải pháp nhằm hạn chế số doanh nghiệp bị phá sản. Ngày nay, luật phá sản của nhiều nước đã cho doanh nghiệp sắp phá sản có một thời hạn để cải tổ bộ máy quản lý-điều hành doanh nghiệp, tổ chức lại kinh doanh. Luật phá sản của các nước Anh, Pháp, Mỹ đều chia thủ tục phá sản làm 2 giai đọan: trước khi và sau khi tuyên bố phá sản.

- Giai đoạn trước khi tuyên bố phá sản: chủ nợ, con nợ (doanh nghiệp), Tòa án cố tìm mọi cách để khôi phục lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm bớt gánh nặng cho con nợ. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 đến 24 tháng.

- Nếu giai đoạn đầu không khôi phục lại được doanh nghiệp khỏi bị phá sản thì bước sang giai đoạn hai: Tòa tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

196*.- Tại Pháp, mục đích chính yếu của việc tái tổ chức doanh nghiệp trong giai đoạn đầu là nhằm cứu vãn doanh nghiệp khỏi phá sản gây tình trạng thất nghiệp. Việc thanh toán nợ chỉ là thứ yếu. Thật ra, trước giai đoạn phục hồi doanh nghiệp, luật pháp đã cho phép con nợ thỏa thuận với chủ nợ để xin hoãn nợ hoặc giảm nợ, nếu biện pháp hoà giải không thực hiện được, chủ doanh nghiệp đệ đơn xin Tòa cho áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Trong khi thực hiện thủ tục phục hồi doanh nghiệp, các chủ nợ không có quyền đòi thanh toán công nợ kể cả vốn lẫn lãi.

doanh nghiệp có hai hình thức: (1) quản lý hành chính công việc của con nợ, và (2) quản lý tài sản của con nợ. Hai hình thức này đều nhằm cứu vãn doanh nghiệp vỡ nợ bằng cách chuyển chức năng quản lý doanh nghiệp của Giám đốc doanh nghiệp sang các chuyên gia về vỡ nợ. Cả hai hình thức đều nhằm bảo vệ tài sản con nợ doanh nghiệp trước các yêu sách của chủ nợ riêng biệt. Mọi khoản nợ đều không được thanh toán trừ nợ công nhân và các khoản nợ có bảo đảm.

198*.- Theo Luật phá sản Mỹ, Tòa án cử quản lý viên đến tổ chức lại doanh nghiệp vì cho rằng chủ doanh nghiệp không còn khả năng điều hành, nếu cứ để họ tiếp tục quản lý doanh nghiệp sẽ bị tác động do áp lực của các chủ nợ. Quản lý viên phải lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch trả nợ. Kế hoạch này phải được các chủ nợ thông qua và được con nợ chấp thuận.

199*.- Nói tóm lại phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng tự nhiên trong một nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình kinh tế cùng cạnh tranh và cùng bình đẳng trước pháp luật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phá sản doanh nghiệp: do doanh nghiệp do hoạch định sai chiến lược, do doanh nghiệp do chậm đổi mới công nghệ tiên tiến, do doanh nghiệp do quản lý yếu kém, do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình hình chung của nền kinh tế quốc gia hoặc do tác động của kinh tế khu vực hoặc kinh tế thế giới. . . dẫn đến phá sản.

200*.- Dù phát xuất từ nguyên nhân nào, việc phá sản các doanh nghiệp yếu kém, nợ nần chồng chất là một điều cần thiết để làm lành mạnh nền kinh tế của một nước. Vì vậy ngày 30-12-1993, Quốc hội đã thông qua luật phá sản gồm VI chương chia ra làm 52 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 7-1994.

Luật phá sản qui định trình tự và thủ tục xem xét để tuyên bố hay không tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giải quyết những vấn đề liên quan khi doanh nghiệp bị phá sản. Thủ tục này phải được giải quyết theo một trình tự rạch ròi về những vấn đề như:

a. trình tự, thủ tục đệ đơn, tiếp nhận, xem xét đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

b. việc Tòa kinh tế thụ lý hồ sơ phá sản doanh nghiệp để quyết định việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp hay không.

c. qui định trình tự công việc của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

d. việc tổ chức hòa giải giữa chủ nợ và con nợ, việc cho doanh nghiệp tổ chức lại kinh doanh để tìm cách trả nợ và khôi phục

kinh doanh lại, việc giám sát-quản lý tài sản của doanh nghiệp để tránh phân tán tài sản có hại cho quyền lợi các bên liên quan. e. tổ chức việc thu hồi tài sản, việc phân chia tài sản còn lại của

doanh nghiệp cho các chủ nợ và người lao động.

f. -qui định quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của chủ nợ, con nợ, người lao động.

g. ...

Chúng ta sẽ lần lượt xét những nội dung trên trong các mục sau đây

II - CĂN CỨ ĐỂ TÒA ÁN MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN

201*.- Theo luật phá sản doanh nghiệp (PSDN) được Quốc hội thông qua ngày30.12.1993, các căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là:

1. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

2. Có đơn yêu cầu giải quyết việc phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)