I KHÁ NỆM PHÁ SẢN 9 4-
A. DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 9 7-
1) Luật PSDN áp dụng cho mọi hình thức doanh nghiệp.
203*.-Theo điều 1 luật PSDN thì luật áp dụng đối với các “doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu” được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Như vậy, chỉ những doanh nghiệp mới áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp. Hiện nay, ngoài doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh, còn có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các tư nhân hùn hạp kinh doanh hoặc do cá nhân bỏ vốn kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu này được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp hiện nay như Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.
204*.- Luật phá sản doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật đối với mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế một số doanh nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng- an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng, đó là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Nếu để các doanh nghiệp loại này phá sản sẽ gây ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng và đời sống xã hội. Vì vậy điều 1 Luật phá sản doanh nghiệp đã dành cho Chính phủ quyền quy định cụ thể loại doanh nghiệp quan trọng nào sẽ không do luật này điều chỉnh. (Nghị
định 56/CP ngày 2 tháng 10 năn 1996 của Chính phủ quy định loại Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích).
Luật phá sản cũng áp dụng đối với việc phá sản tại Việt Nam các doanh nghiệp có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài, ngoại trừ điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết có quy định khác (điều 51 Luật phá sản). 205*.- Khi một người không phải là chủ doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, các chủ nợ thường tùy nghi khởi kiện. Mỗi người hành xử tố quyền riêng của mình, ai nhanh chân thì lấy được nhiều tiền nợ, ai chậm chân đành phải thua thiệt. Thông thường chúng ta dùng từ vỡ nợ để chỉ các con nợ trong trường hợp này. Trái lại , khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, việc giải quyết nợ do phá sản phải tuân theo các thủ tục luật định để giải quyết quyền lợi giữa các chủ nợ một cách bình đẳng. Không chủ nợ nào được con nợ trả riêng trong khi các chủ nợ khác chưa được trả, ngoại trừ các chủ nợ trước đó được đảm bảo bằng tài sản (như cầm cố, thế chấp ...). Như vậy, thủ tục phá sản doanh nghiệp nhằm thực hiện việc phân chia quyền lợi công bằng giữa các chủ nợ thay vì để họ hành động vô tổ chức như các chủ nợ của một con nợ bình thường. Mặt khác, trong thực tế về mặt xã hội, sự thất tín của các doanh nghiệp có thể gây hậu quả xáo trộn trên địa hạt kinh tế trầm trọng hơn sự thất tín của một người dân trong quan hệ giao dịch bình thường, nên pháp luật phải quy định các thủ tục phá sản thật chặt chẽ.
2) Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
206*.- Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn (điều 2 Luật phá sản).
Như vậy, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải có đủ cácyếu tố: - Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Nợ đến hạn ở đây thường là tiền mặt (hoặc vàng) tới thời kỳ phải trả. Theo Luật thương mại Pháp trước đây, khi thương gia ngưng trả nợ tới hạn là ở vào tình trạng “khánh tận”. Dù tài sản của thương gia có thể nhiều hơn tổng số nợ đến hạn nhưng vì bất cứ một lý doa nào đó lại nằm bất động dưới dạng các bất động sản mà chưa chuyển thành tiền mặt để trả nợ tới hạn đúng lúc, thì vẫn có thể bị các chủ nợ nộp đơn xin Tòa tuyên án thương gia khánh tận. Dù trước khi có án khánh tận, Luật cho phép điều đình xin hoãn nợ…
khắc khe đối với các thương gia không trả nợ đúng hạn.
207*.- Luật pháp Việt Nam đã có quy định rộng rãi hơn đối với một doanh