QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ 88-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 89 - 92)

I- TÒA KINH TẾ 8 4-

B.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ 88-

trong trình tự tố tụng kinh tế.

178*.- Trong kinh doanh, việc tranh chấp quyền lợi kinh tế là đều khó tránh khỏi. Vấn đề là người có quyền lợi tranh chấp phải biết quyền hạn và nghĩa vụ của mình đến đâu trong thủ tục giải quyết trước Tòa án để khỏi bị thiệt thòi. Để bảo đảm sự bình đẳng công khai cho những người tham gia tố tụng, Luật tố tụng quy định những quyền và nghĩa vụ cho những người này.

179*.- 1) Các đương sự . Các đương sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan.

a. Nguyên đơn là người khởi kiện người khác khi bị họ gây thiệt hại. Nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu của mình trước lúc Tòa xét xử hoặc ngay cả trong khi xét xử

b. Bị đơn là người bị kiện, có quyền phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn bằng những chứng cứ.

c. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện có thể là người có yêu cầu độc lập hoặc là người tham gia tố tụng với các nguyên – bị đơn.

Nếu đương sự là cá nhân thì có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác (như luật sư) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải

quyết vụ kiện. Việc ủy quyền phải làm bằng văn bản.

Nếu đương sự là pháp nhân, phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Trường hợp các Doanh nghiệp nhà nước hoặc Tổng công ty có việc kiện tụng trước Tòa thì Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của Tổng công ty trước tòa. Các vị này có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác hoặc nhờ Luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trước Tòa.

180*.- 2) Trình tự tố tụng trong vụ kiện kinh tế

a- Thông thường người có quyền lợi tranh chấp có thể tự mình đứng nguyên đơn hoặc nhờ người đại diện đứng đơn khởi kiện gởi Tòa kinh tế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Nếu người bị thiêt hại để trôi qua thời gian 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì mất quyền khởi kiện. Ngày phát sinh tranh chấp được xác định tùy thuộc vào từng loại tranh chấp kinh tế như tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập – hoạt động – giải thể; tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu… (Đây là vấn đề phức tạp và có tính chất chuyên môn của các cơ quan tố tụng, không thể trình bày đầy đủ trong phần này).

Đơn khởi kiện phải kèm theo các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu đơn khởi kiện được Tòa chấp nhận, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (hay dự phí) trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa thông báo chấp nhận đơn.

Tòa phải thông báo nội dung đơn kiện cho bị đơn và người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan biết, để những người này có thể trình Tòa các ý kiến và tài liệu liên quan đến đơn kiện.

181*.- Trên nguyên tắc, người nào muốn đòi hỏi một quyền lợi, phải xuất trình chứng cứ để chứng minh cho quyền lợi mình đòi hỏi. Nói chung, các đương sự đều có quyền đưa ra chứng cứ và được quyền biết chứng cứ của các đương sự khác đưa ra. Ngoài các chứng cứ viết (còn gọi là bút chứng) các bên đương sự còn được quyền yêu cầu Tòa triệu tập nhân chứng, hoặc yêu cầu giám định các tài liệu chứng cứ của đối phương xuất trình. Người đề xuất yêu cầu phải đóng tiền tạm ứng chi phí cho nhân chứng hoặc cho việc giám định. Người thua kiện phải chịu chí phí này. Còn nếu nhân chứng hoặc tài liệu giám định không có ý nghĩa gì trong vụ án thì người đề xuất yêu cầu phải gánh chịu chi phí.

182*.-Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên đương sự có quyền làm đơn

bằng chứng, bảo đảm việc thi hành án. Chaả¨ng hạn kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản; cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số hành vi nhất định; cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến tranh chấp; cho bán sản phẩm, hàng hóa dễ bị hư hỏng... Tòa án phải xem xét giải quyết yêu cầu trong thời hạn 3 ngày, nêu chấp nhận yêu cầu thì Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định được thi hành ngay. Các bên đương sư có quyền khiếu nại. Người yêu cầu Toà áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Nếu có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

183*.- Trước khi mở phiên tòa xét xử, Tòa phải hoà giải các bên. Nếu các bên thỏa thuận về việc giải quyết vụ án, Tòa lập biên bản hoà giải thành và ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Nếu hoà giải bất thành mới đưa nội vụ ra xét xử.

b- Trong hạn 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

- Trường hợp nguyên đơn rút đơn kiện, hoặc vắng mặt không có lý do tuy được Tòa triệu tập đến lần thứ hai, hoặc nguyên đơn qua đời mà không có thừa kế (hoặc có người thừa kế nhưng họ không muốn tiếp tục tranh tụng), thì Tòa ra quyết định đình chỉ vụ kiện.

- Nếu bị đơn vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa vẫn xét xử. Đương nhiên trường hợp này bị đơn sẽ mất quyền được trình bày quan điểm của mình, hoặc tranh luận trước Tòa với nguyên đơn hoặc với người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan.

184*.- Tại phiên tòa xét xử, các bên đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký, Giám định viên, Phiên dịch, nếu xét thấy những người này không vô tư khách quan khi làm nhiệm vụ. Để giúp Tòa thấy được toàn bộ vụ án và để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, các bên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư tranh luận tại phiên tòa. Cho tới giai đoạn xét xử trước Tòa, các bên vẫn có thể hoà giải với nhau.

185*.- Sau khi Tòa tuyên án Sơ thẩm, các đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa để xin tòa cấp trên xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.

khác) luật quy định cho các bên đương sự các quyền hạn, đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ buộc các bên phải chấp hành, như:

- Các đương sự phải cung cấp kịp thời, đầy đủ những chứng cứ liên quan đến yêu cầu hay phản bác của mình.

- Các bên phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa. Nếu được Tòa triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, có thể bị Tòa phạt từ 50.000đ đến 100.000đ.

- Các bên phải chấp hành nội quy phiên Tòa (trước khi xét xử Thư ký Tòa thường phổ biến nội quy cho mọi người tham dự biết để chấp hành).

- Nguyên đơn phải đóng dự phí cho việc khởi kiện.

- Mọi người phải chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 89 - 92)