VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 4 8-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 49 - 54)

83*.- Nhìn chung, luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 và 1996 đều bảo đảm được các quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư phát sinh trong kinh doanh, như quyền chuyển về nước các lợi nhuận thu được, quyền tự chủ kinh doanh, quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp, việc

miễn giảm thuế lợi tức các năm đầu kinh doanh kể từ khi có lãi. Trong trường hợp đặt biệt khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế lợi tức có thể lên đến 8 năm.

Để làm yên tâm các nhà ĐTNN, luật ĐTNN đã ghi nhận việc bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư. Theo điều 21 luật ĐTNN thì “vốn và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá”.

Luật ĐTNN năm 1996 quy định việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp căn cứ theo bộ luật Dân sự (BLDS). Theo điều 796 BLDS thì chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa có các quyền như : được độc quyền sử dụng hoặc được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác; được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Sau ngày bộ luật Dân sự có hiệu lực không bao lâu (từ 1-7-1996), Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996 quy định chi tiết về vấn đề sở hữu công nghiệp (xem Công báo năm 1997 số 2.t 67). Điều này nói lên tầm quan trọng của việc bảo vệ các sản phẩm trí tuệ cần thiết đến mức nào.

Ngoài ra trong trường hợp pháp luật Việt Nam thay đổi làm thiệt hại đến lợi ích của Doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã đuợc cấp giấy phép, thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư.

Những quy định này là những bảo đảm rất đáng quan tâm đối với giới doanh nhân nước ngoài muốn đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam.

Nhà ĐTNN có thể là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các tổ chức hoặc doanh nghiệp nước ngoài phải được thành lập hợp pháp theo luật nước sở tại.

84*.- Theo luật ĐTNN, các nhà ĐTNN có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau :

• Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh; • Doanh nghiệp liên doanh (DNLD)

• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh do bên nước ngoài và bên Việt Nam ký kết để hợp tác kinh doanh, chẳng hạn sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư của các bên để tạo ra một doanh nghiệp mới, gọi

chung là doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Ngày 9.6.2000 luật ĐTNN được Quốc Hội sửa đổi, bổ sung và được Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành (xem: CB năm 2000 số 28.t 1855, CB năm 2000 số 35.t 2319). Với việc sửa đổi bổ sung kỳ này, luật ĐTNN tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, như:

1- Luật ĐTNN 1996 quy định 4 vấn đề quan trọng trong tổ chức và hoạt động của DN LD phải tuân theo nguyên tắc nhất trí của HĐQT, đó là:

a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc-Phó tổng giám đốc thứ nhất-kế toán trưởng;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ DNLD;

c) Duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình;

d) Vay vốn đầu tư.

Luật ĐTNN năm 2000 thu hẹp phạm vi những vấn đề phải giải quyết theo nguyên tắc nhất trí còn 2 vấn đề a) và b) để xích gần với luật Doanh nghiệp 1999 (không quy định nguyên tắc nhất trí).

2- nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại thay vì phải tự bảo đảm về nhu cầu ngoại tệ như trước dây;

3- nhà đầu tư trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình không buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho các doanh nghiệp Việt nam như quy định trong luật ĐTNN trước đây;

4- giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài còn 3%, 5%, 7% thay vì 5%, 7%, 10% như luật ĐTNN 1996; riêng đối với người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo luật ĐTNN sẽ chỉ áp dụng mức thuế 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài (trước đây không quy định); . . .

5- trường hợp Bên VN góp vốn bằng giá trị QSDĐ hoặc Nhà nước VN cho thuê đất thì Bên VN hoặc Nhà nước VN phải có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục để được cấp QSDĐ hoặc hoàn thành thủ tục cho thuê đất;

6- DN có vốn ĐTNN được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị QSDĐ để bảo đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụngđược phép hoạt động tại VN;

7)- Luật ĐTNN 1996 chỉ cho DNLD bị lỗ (sau khi quyết toán thuế) được chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào thu nhập chịu thuế (không quá 5 năm. Luật ĐTNN năm 2000 cho cả DN 100% vốn nước ngoài và bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được

8- Luật ĐTNN 2000 cho phép DN có vốn ĐTNN, các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Luật 1996 không quy định.

9- Luật ĐTNN 1996 quy định việc phá sản DN có vốn ĐTNN được giải quyết theo luật Phá sản doang nghiệp. Đối với đất đai của DN bị phá sản phải tuân theo luật Đất đai trong đó Điều 26 quy định “Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong trường hợp tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản.” Điều này

8- Để tránh trường hợp sách nhiễu, luật ĐTNN quy định việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật, chẳng hạn: việc thanh tra tài chính của một doanh nghiệp không được quá một lần trong một năm; chỉ được thanh tra bất thường khi có căn cứ cho rằng doanh nghiệp vi phạm pháp luật; khi thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, phải có biên bản, kết luận thanh tra. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc người lợi dụng việc thanh tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doang nghiệp có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

II - CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN

85*.- Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được thành lập dưới hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật ViệtNam (Điều 6 luật ĐTNN).

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tối đa là 50 năm. Trong trường hợp đặc biệt, căn cứ vào quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chính phủ quy định thời hạn dài hơn đối với rừng dự án nhưng tối đa không quá 70 năm ( Điều 17 luật ĐTNN).

Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN không bị hạn chế về mức tối đa (Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp đuợc ghi trong diều lệ doanh nghiệp).

Đối với Doanh nghiệp liên doanh, phần vốn góp của mỗi bên nước ngoài do các bên thỏa thuận nhưng không dưới 30% vốn pháp định. Trường hợp đặt biệt tỷ lệ này có thể thấp hơn 30% nhưng phải đuợc cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTNN chấp thuận.

A. DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH (DNLD)

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng liên doanh, hoặc trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. DNLD cũng có thể được lập nên do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do DNLD hợp tác với nhà đầu tư nước ngòai bằng hợp đồng liên doanh.

Phần vốn góp của bên nước ngoài vào vốn pháp định của DNLD không bị hạn chế về mức tối đa do các bên thỏa thuận, nhưng không dưới 30% vốn pháp định. Trường hợp đặt biệt tỷ lệ này có thể thấp hơn 30% nhưng phải đuợc cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. Đối với cơ sở kinh tế quan trọng, các bên thỏa thuận tăng dần tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong vốn pháp định của DNLD. Trong quá trình hoạt động, DNLD không được giảm vốn pháp định.

Các bên có thể góp vốn bằng ngoại tệ, tiền Việt Nam; thiết bị máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng; giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật….Ngoài ra bên Việt Nam còn có thể góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước - mặt biển theo luật định.

87*.- Để tránh việc khai báo nâng cao giá trị thiết bị máy móc nhằm tăng tỷ lệ phần hùn cho bên góp máy móc thiết bị trong DNLD, điều 9 Luật ĐTNN quy định: Giá trị thiết bị, máy móc dùng để góp vốn phải được Tổ chức Giám định độc lập cấp Chứng chỉ giám định. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài có quyền chỉ định Tổ chức Giám định để giám định lại giá trị các khoản vốn góp của các bên.

Việc phân chia lợi nhuận và rủi ro căn cứ trên tỷ lệ vốn góp của các bên ngoạïi trừ Hợp đồng Liên doanh có quy định khác.

88*.- A.2. Vấn đề quản lý

Cơ quan lãnh đạo của DNLD là Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm đại diện các bên tham gia DNLD. Mỗi bên cử người tham gia vào HĐQT căn cứ trên tỷ lệ vốn góp vào DNLD. Nếu Liên doanh chỉ có hai bên thì mỗi bên phải có ít nhất hai thành viên trong HĐQT. Nếu Liên doanh nhiều bên thì mỗi bên có ít nhất một thành viên trong HĐQT.

Nếu Liên doanh có một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài, hoặc một bên nước ngoài nhiều bên Việt Nam thì phía một bên được quyền cử ít nhất hai thành viên trong HĐQT. Nhiệm kỳ HĐQT do các bên Liên doanh thỏa thuận nhưng không được quá 5 năm.

Chủ tịch HĐQT của DNLD do các bên thỏa thuận cử ra. Chủ tịch HĐQT của DNLD có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc của DNLD.

nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước Pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp.

Theo điều 14 Luật ĐTNN, những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của DNLD phải được các thành viên HĐQT có mặt tại cuộc họp quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Những vấn đề quan trọng nhất là: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, Kế toán trưởng; sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp; duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình; vay vốn đầu tư.

Đối với những vấn đề khác, HĐQT biểu quyết theo nguyên tắc quá bán số thành viên có mặt tại cuộc họp.

B. DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN ĐTNN

89*.- Đây là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Loại doanh nghiệp này cũng phải được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập DNLD.

Đối với tổ chức kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận với chủ Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, được mua lại một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành DNLD (điều 15 Luật ĐTNN).

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)