HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 5 7-

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 58 - 59)

A. KHÁI NIỆM

95*.- Khi một người bước lên xe, trả tiền theo yêu cầu của chủ xe để đi đến một địa điểm mong muốn, thì giữa hành khách và chủ xe đã có một sự thỏa thuận, theo đó cả hai bên đang tạo ra một quyền lợi và nghĩa vụ cho mình. Người hành khách có quyền lợi là được xe vận chuyển đến nơi mong muốn, đồng thời có nghĩa vụ trả tiền xe, còn chủ xe có quyền lợi là nhận số tiền xe đồng thời có nghĩa vụ chuyên chở hành khách đến nơi một cách an toàn. Thỏa thuận giữa hành khách và chủ xe gọi là hợp đồng, do ý chí của hai bên thỏa thuận để tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ cho nhau: quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Điều 394 Bộ luật Dân sự ( BLDS) quy định: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

B. NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

96*.- Theo điều 395 BLDS thì việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật ,đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

97*.- 1) Nguyên tắc tự do giao kết. Nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng là nguyên tắc tự do ý chí, theo đó các bên được toàn quyền thỏa thuận để giao kết hợp đồng theo ý chí của mình. Tuy nhiên nguyên tắc tự do ý chí

cũng có giới hạn, không thể cam kết những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Riêng cụm từ “đạo đức xã hội” thường có ý niệm linh động, thay đổi tùy tình trạng xã hội. Ngoài một số hành vi rõ ràng trái đạo đức xã hội thời nào cũng lên án, trên thực tế có những hành vi lúc thì được coi là vô đạo đức, lúc thì lại được chấp nhận, chẳng hạn việc cho vay lấy lãi, việc cho thuê nhà ở.

98*.- 2) Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

- Sự thỏa thuận phải đặt trên nguyên tắc tự nguyện, tức là tự do quyết định, không ai bị ép buộc phải chấp nhận điều trái với ý muốn của mình.

99*.- - Muốn có được tự do ý chí để giao kết thì các bên phải được bình đẳng để thảo luận về những điều kiện của hợp đồng, đây là sự bình đẳng trước pháp luật. Không bên nào có thể căn cứ vào lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế nghề nghiệp …để áp đặt ý chí của mình đối với bên kia. Tuy nhiên, trên thực tế sự bình đẳng chỉ có tính tương đối, không thể có sự bình đẳng tuyệt đối. Trong cuộc sống, khi một bên có địa vị ưu thế hơn bên kia thường hay tìm cách đưa ra những điều kiện có lợi cho mình buộc bên đối ước yếu thế chẳng có cách chọn lựa nào khác là phải chấp nhận những cam kết mặc dù biết là bất lợi cho mình. Chẳng hạn trong các hợp đồng vay mượn, người đi vay thường phải chấp nhận mức lãi suất cao do bên cho vay đưa ra, vì khi sinh kế bị đe dọa thì ý chí tự do sẽ khó được thực hiện. Trong các hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ thiết yếụ, bên cung cấp nếu được độc quyền khai thác sẽ không ngần ngại đưa ra những điều kiện bất bình đẳng mà khách hàng thường phải chấp nhận.

100*.- Nguyên tắc thiện chí, trung thực đòi hỏi các bên ký kết hợp đồng ngòai việc quan tâm đến lợi ích hợp pháp của mình, còn phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người khác. Hợp đồng phải đặt trên nguyên tắc ngay thẳng, không được hàm ý gian trá để trục lợi cho riêng phần mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình Luật kinh doanh doc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)