Tầm quan trọng của thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours (Trang 52 - 54)

II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY 1 Nhận định của công ty về tầm quan trọng của thương hiệu

a. Tầm quan trọng của thương hiệu

Hiện nay, thương hiệu đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm đặc biệt của hầu hết các doanh nghiệp, vì giá trị thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng

vấn đề thương hiệu của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa rõ ràng dẫn đến việc thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu không cao.

Một thương hiệu thành công sẽ mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Trước hết, do được người tiêu dùng tin tưởng nên sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

sẽ dễ dàng bán hơn, ít bị xét nét hơn, trong nhiều trường hợp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể bán với giá cao hơn do chính thương hiệu của hàng hóa mang lại. Bên cạnh đó khi đã có thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ khơng e ngại khi rót vốn cho doanh nghiệp, bạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ.

Thương hiệu luôn là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Thực tế chứng minh giá

chuyển nhượng của thương hiệu cao hơn so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp

đang sỡ hữu. Bởi vì, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế

thị trường thì thương hiệu ln có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nó.

Thứ nhất, thương hiệu giúp các doanh nghiệp giải được bài tốn hóc búa về thâm

nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khi có thương hiệu, người tiêu dùng sẽ nhớ

đến và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhiều lần. Bên cạnh đó, khi tin tưởng vào chất lượng

hàng hóa, dịch vụ, những khách hàng đầu tiên này - chính là cầu nối giúp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó đến với những người tiêu dùng khác.

Thứ hai, thương hiệu giúp hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bán với

giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương hiệu. Thực tế đã chứng

minh, đối với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại thì các sản phẩm có thương hiệu ln có

sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng. Họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để được sỡ hữu một sản phẩm có tiếng trên thị trường.

Thứ ba, thương hiệu giúp các doanh nghiệp thu hút được đầu tư. Một trong những

khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh

của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà

đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào

một doanh nghiệp chưa có thương hiệu.

Thứ tư, thương hiệu không chỉ là dấu ấn về hình ảnh của sản phẩm hay dịch vụ của

doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng mà nó cịn phản ánh chất lượng, hiệu quả, tiện ích của loại hàng hóa, dịch vụ đó. Bởi vậy, đối với khách hàng và người tiêu

dùng, thương hiệu còn là sự thể hiện và bảo đảm uy tín của doanh nghiệp về hàng hóa,

dịch vụ do mình cung cấp. Điều đó cũng có nghĩa là thương hiệu giúp cho doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí cịn thu hút cả khách

hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, thương hiệu đóng một vai trị tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường do đó cơng ty phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản

phẩm của mình để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đây là một tầm quan trọng của thương hiệu bởi vì khi doanh nghiệp làm được điều này nghĩa là xác định

được phân đoạn thị trường mà mình có lợi thế, điều đó giúp cho doanh nghiệp tiết

kiệm chi phí rất nhiều mà cịn giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên phân

đoạn thị trường đó.

Một phần của tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)