Chưa xây dựng được chiến lược thương hiệu dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours (Trang 74 - 75)

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY 1 Sự cần thiết phải phát triển thương hiệu

a.Chưa xây dựng được chiến lược thương hiệu dài hạn

Để đạt được mục tiêu phát triển nào đó thì bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần phải

có một chiến lược dài hạn. Chiến lược thương hiệu sẽ tiếp cận dài hạn đối với sự phát triển của thương hiệu, có thể khơng thành cơng trong một thời kỳ nào đó và cần phải có sự hỗ trợ của các sách lược kịp thời. Ngồi khó khăn về vốn đầu tư thì cản trở lớn

đối với việc xây dựng chiến lược thương hiệu của công ty hiện nay là khả năng kiến

thức và kinh nghiệm, nguồn lực có hạn và phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác khá mạnh như Viettravel là hàng lữ hành quốc tế trong những năm gần đây gây được sự chú ý của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Đà Nẵng đến Viettravel để đăng ký tour outbound; Danatour là công ty du lịch đang từng bước tạo được nguồn khách sau khi tiến hành cổ phần hóa Danatour có cơ sở vật chất khá tốt và đội ngũ nhân viên

năng động; Saigontourist là một cơng ty khai thác lữ hành quốc tế có uy tín, đây là đối

thủ nặng ký của Vitours, Saigontourist hoạt động rộng khắp và đã tạo được thương hiệu đáng chú ý cả trong và ngoài nước, đặc biệt đã đoạt giải “Cơng ty du lịch có các hoạt động quảng bá ấn tượng nhất”. Điều này càng đặt ra yêu cầu tăng cường hoạt

động quảng bá hơn nữa của Vitours.

Tuy nhiên, công ty hiện nay chưa xác định được cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn. Trong các lý do đã nêu về ý thức hay năng lực thì một yếu tố cốt lõi để cơng ty có thể xây dựng được một chiến lược phát triển dài hạn cho riêng

mình là đầu óc phán đốn và tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, cần thiết phải có sự tham gia của các cố vấn chuyên nghiệp về xây dựng thương hiệu.

Có thể nói Vitours cũng khơng nằm ngồi trong số liệu thống kê sau đây về thực trạng xây dựng chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo

điều tra gần đây của báo Sài Gòn tiếp thị thì tất các doanh nghiệp đều trả lời thương

hiệu là rất quan trọng, chỉ sau chiến lược phát triển sản phẩm, tuy nhiên trong số đó chỉ có 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách riêng về việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Chưa có chế độ đãi ngộ, khuyến khích hay đầu tư đào tạo một cách chuyên nghiệp cho bộ phận quản lý và phát triển thương hiệu. Cơng ty cịn dè dặt trong việc th các cơng ty dịch vụ về phát triển thương hiệu về tư vấn hay hỗ trợ xây dựng chiến

lược, các hoạt động thuê dịch vụ chủ yếu ở bề nổi là thuê dịch vụ pháp lý và dịch vụ

quảng cáo, chưa chú trọng tới việc thuê các dịch vụ về nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Công ty mới chỉ đầu tư cho thương hiệu khoảng 2% doanh số, trong

khi nước ngoài con số này là 5-7% và 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến thương hiệu.

Đối với công ty đã nhận thức được rằng cần phải có một chiến lược xây dựng và

phát triển thương hiệu, tuy nhiên thiếu tính chuyên nghiệp là một điểm yếu lớn nhất.

Ngoài ra các bước của chiến lược không được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ, đây là nguyên nhân dẫn tới thương hiệu của công ty chưa mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động kinh doanh Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours (Trang 74 - 75)