Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tôt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ lộc (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

2.2.1.Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Mỹ Lộc đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được để đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ một phần vốn tương đối hòa vào nguồn vốn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện phương châm của ngành “Đi vay để cho vay”, NHNo&PTNT Mỹ Lộc đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy động vốn. Do vậy, Ban giám đốc NH đã chỉ đạo phải đưa công tác huy động vốn tại địa phương ngang tầm với sự tăng trưởng dư nợ, chiến lược trước mắt cũng như lâu dài là bằng mọi cách phải tạo lập đủ nguồn cả về tỉ trọng lẫn cơ cấu. Hướng tới hai mục tiêu trọng điểm

Một là, đáp ứng ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất đặc biệt là vốn trung hạn để đầu tư ban đầu, chú trọng phát triển chiều sâu và giảm chi phí huy động vốn.

Hai là, kế hoạch hóa cụ thể nhu cầu sử dụng vốn mà trọng tâm là đầu tư và cho vay đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo sử dụng vốn linh hoạt, tiết kiệm, tránh ứ đọng vốn.

Công tác tuyên truyền huy động vốn và đổi mới phong cách phục vụ tạo sự thoải mái và thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền được NHNN huyện đặc biệt quan tâm. Thực hiện đa dạng hóa cơng tác huy động vốn cả về hình thức, thời hạn, lãi suất huy động và tuyên truyền rộng rãi để mọi người dân đều biết. Mặc dù trên địa bàn huyện có kho bạc Nhà nước huyện, bưu điện huyện và 1 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội huyện huy động vốn với lãi suất cao hơn nhưng nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Lộc vẫn tăng trưởng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động và cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian năm 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 187.500 100% 232.875 100% 268.875 100% Trong đó 1. Tiền gửi khơng kỳ hạn 46.875 25% 62.876,25 27% 69.907,5 26% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 140.625 75% 169.998,75 73% 198.967,5 74%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Mỹ Lộc năm 2010, 2011, 2012

Với 1/3 diện tích địa bàn hoạt động tiếp giáp với địa bàn thành phố, NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc giờ đây phải chịu áp lực cạnh tranh về nguồn vốn huy động với các NHTM khác trên toàn huyện và thành phố Nam Định. Tuy nhiên, bất chấp những bất lợi đó NH đã tìm mọi biện pháp, với nhiều hình thức huy động đa dạng và phong phú nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Qua bảng 1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm, cụ thể:

Tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 đạt 46.875 triệu đồng, chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 đạt 62.876,25 triệu đồng, chiếm 27% tồng nguồn vốn huy động, tăng thêm 16.001,25 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng thêm 34,14% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 69.907,5 triệu đồng, chiếm 26% tổng nguồn vốn huy động, tăng thêm 7.031,25 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng thêm 11,8% so với năm 2011.

Tiền gửi có kỳ hạn được mở dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau, tạo thuận lợi cho người gửi tiền và thực hiện kế hoạch cân đối ở cơ cấu nguồn vốn trong từng thời kỳ. Tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 đạt 140.625 triệu đồng, chiếm 75% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 đạt 169.998,75 triệu đồng, chiếm 73% tổng nguồn vốn huy động, tăng thêm 29.373,75 triệu đồng tương đương 20,89% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 198.967,5 triệu đồng, chiếm 74% tổng nguồn vốn huy động, tăng thêm 28.968,75 triệu đồng tương đương 17,04%.

Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm của ngân hàng tăng liên tục với mức tăng khá ổn định. Giai đoạn 2010 – 2010, tổng nguồn vốn huy động tăng thêm 45.375 triệu đồng, tương đương với mức tăng 24,2%. Tuy giai đoạn 2011 – 2012 mức tăng này có chững lại ở mức tăng là 15,46%, tương đương tăng 36.000 triệu đồng. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế và việc giữa năm 2012 Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động ở mức 9%/năm làm giảm sức cạnh tranh của loại “hàng hóa” này của ngân hàng, đã khiến một bộ phận khách hàng rút tiền gửi ra để đầu tư tìm kiếm lợi suất cao hơn.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền năm 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn

huy động 187.500 100% 232.875 100% 268.875 100%

Trong đó

1. Nội tệ 181.875 97% 223.560 96% 259.464,4 96,5%

2. Ngoại tệ 5.625 3% 9.315 4% 9.410,6 3,5%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Mỹ Lộc năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng cơ cấu nguồn tiền huy động theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012, có thể thấy tiền nội tệ luôn chiếm tỷ trọng hơn 95% tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc, tiền ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu, đây là do trên địa bàn hoạt động của ngân hàng là huyện Mỹ Lộc chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nhỏ, khơng có nhu cầu sử dụng ngoại tệ hay thanh tốn bằng nội tệ.

Có thể thấy đây là cơ cấu vốn khá hợp lý, bám sát mục tiêu của ngân hàng. Nguồn vốn từ tiền gửi khơng kỳ hạn tuy rằng có chi phí đầu vào rẻ song tính ổn định thấp. Nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn tuy có bất lợi là lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đầu vào từ đó làm giảm kết quả kinh doanh nhưng có ưu điểm quan trọng là có tính ổn định nên tạo điều kiện để tăng nguồn cho vay vốn trung dài hạn và dễ dàng lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng.

Có được những kết quả trên là do NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc đã vận dụng linh hoạt cơng tác Marketing ngân hàng vào q trình hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng mạng lưới huy động vốn đến từng thôn xã, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhất là hệ thống đài phát thanh của huyện, xã tuyên truyền quảng cáo rộng rãi để bà con hiểu rõ mục đích và lợi ích của việc gửi tiền vào NH. Từ đó, thay đổi thói quen cất giữ tiền mặt trong nhà của người dân. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc đã hiện đại hóa máy móc để phục vụ KH nhanh chóng, thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện, cởi mở, văn minh lịch sự, hướng dẫn KH chu đáo, tỉ mỉ. Không chỉ vậy, NH đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi như: tiền gửi tiết kiệm (khơng kỳ hạn, có kỳ hạn), kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng, tài khoản tiền gửi cá nhân, tiền gửi thanh toán, … với nhiều kỳ hạn khác nhau: 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 04 tháng, 05 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng… cùng với việc xử lý linh hoạt các mức lãi suất, trả lãi trước hoặc định kỳ. Ngoài việc huy động nguồn vốn tại địa phương NHNo&PTNT Mỹ Lộc còn sử dụng các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới nhằm tận dụng các ưu thế của các nguồn vốn này như: phí sử dụng vốn thấp, thời hạn cho vay dài thường là vốn trung và dài hạn, từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay hộ sản xuất, và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. Tác động tích cực từ những biện pháp đúng đắn trên đã giúp NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc vượt lên những khó khăn, ln tăng trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn tôt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ lộc (Trang 41 - 44)