CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đến trưởng, phó phịng kinh doanh và giám đốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và chế độ NHNN quy định.
- Kịp thời đưa ra những văn bản hướng dẫn chi tiết các quyết định của NHNN áp dụng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT
- Hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam mang tính thống nhất và tập trung cao độ trong tồn hệ thống, vì vậy nếu một đơn vị thành viên trong hệ thống hoạt động kinh doanh khơng có hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của tồn hệ thống. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viện trong hệ thống nói
chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Lộc nói riêng. Trong cơng tác thanh tra kiểm sốt cần phải có đội ngũ cán bộ là người am hiểu sau rộng nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phải được đào tạo thêm các kiến thức bổ trợ khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp luật, quản lý nhà nước, để kịp thời uốn nắn những sai sót đưa hoạt động của các đơn vị thành viên được thống nhất theo đúng quy trình nghiệp vụ, thể chế của NHNo&PTNT cũng như của Ngành, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh trong toàn hệ thống.
- Ngoài ra NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ trong ngành cũng như ngoài ngành với đội ngũ giảng viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm trong giảng dạy. Thường xuyên tổ chức kiểm tra tay nghề về mặt nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng với cán bộ làm cơng tác tín dụng (đội ngũ quyết định sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng).