CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phát triển kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn. Từ đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển Nơng nghiệp – Nơng thơn tiến tới từng bước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chủ trương này, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện hoạt động đầu tư thơng qua tín dụng – tiền tệ một cơng cụ đắc lực để thúc đẩy phát triển kinh tế vào khu vực này. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kinh tế huyện Mỹ Lộc cũng đang có nhiều chuyển đổi cả về hình thức sản xuất cũng như cơ cấu nền kinh tế. Các hộ sản xuất có xu hướng tách ra làm kinh tế riêng lẻ. Họ chủ động
hơn, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Mỹ Lộc gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp – nông thôn và nơng dân, địi hỏi trong q trình hoạt động ln phải đổi mới cho phù hợp. Hệ thống NHNo&PTNT đã tập trung đầu tư cho thị trường Nông nghiệp, Nông thôn, trên cơ sở khảo sát khách hàng để đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay thông qua tổ tương hỗ thực hiện cho vay, thu nợ lưu động tại xã, tạo thuận lợi cho bà con nông dân thuận tiện trong việc giao dịch vốn Ngân hàng.Trong giai đoạn 2010 – 2012, cùng với sự tăng trưởng của nên kinh tế huyện Mỹ Lộc, cơng tác tín dụng của NHNo&PTNT Mỹ Lộc cũng đạt được kết quả đáng kể.
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế năm 2010 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 83.180,25 100% 116.149,5 100,0% 131.760 100,0% 1. Thành phần kinh tế quốc doanh 7.070,32 9% 9.524,3 8,2% 6.192,7 4,7% - Công ty cổ phần 6.987,14 8% 9.524,3 8,2% 6.192,7 4,7% - Hợp tác xã 83,18 1% 0 0,0% 0 0,0% 2. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 76.109,93 92% 106.625,2 91,8% 125.567,3 95,3% - Hộ sản xuất 71.701,38 86% 94.545,7 81,4% 113.840,6 86,4% - Công ty TNHH 3.493,57 4% 11.847,2 10,2% 11.199,6 8,5% - Doanh nghiệp tư
nhân 914,98 1% 232,3 0,2% 527,0 0,4%
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Mỹ Lộc năm 2010, 2011, 2012
Qua số liệu trên ta thấy NHNo&PTNT Mỹ Lộc đã tiến hành đẩy mạnh công tác cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn đặc biệt là cho vay đối với hộ sản xuất. 3 năm qua, việc cho vay thành phần kinh tế ngồi quốc doanh ln chiếm tỷ trọng rất cao hơn 90% trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế.
Dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh: ngân hàng chủ yếu hướng tới đối tượng cho vay là công ty cổ phần, hạn chế cho hợp tác xã vay vốn vì cơ chế quản lý và hoạt động của mơ hình hợp tác xã chậm đổi mới làm ăn kém hiệu quả, vốn tài sản bị thất thoát, vốn vay ngân hàng bị khê đọng nên ngân hàng đã thu hẹp, hạn chế cho vay
đối tượng khách hàng này. Cụ thể, năm 2010, cho vay thành phần kinh tế quốc doanh là 7.070,32 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế, trong đó cho cơng ty cổ phần vay là 6.987,14 triệu đồng, chiếm 8% trong tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế, cho vay hợp tác xã chỉ chiếm 1% tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế. Năm 2011, mặc dù có sự tăng thêm về số tiền cho vay thành phần kinh tế quốc doanh là 2.453,94 triệu đồng lên 9.524,3 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế giảm 0,8% xuống cịn 8,2% tổng dư nợ. Trong đó có thể thấy đó là dư nợ cho vay của cơng ty cổ phần, khơng có dư nợ cho vay hợp tác xã. Năm 2012, dư nợ cho vay của thành phần kinh tế quốc doanh giảm cả về số tiền và tỷ trọng, số tiền giảm 3.331,5 triệu đồng xuống 6.192,7 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 4,7% cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế, trong đó khơng có dư nợ của hợp tác xã.
Dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: tăng mạnh cả về số tiền và tỷ trọng, cụ thể năm 2010 là 76.109,93 triệu đồng, chiếm 92% tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, năm 2011 tăng thêm 30.515,3 triệu đồng lên 106.625,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,8% trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế và năm 2012 tăng thêm 18.942 triệu lên 125.567,3 triệu đồng, chiếm 95,3% tổng dư nợ cho vay theo thành phần.
Hộ sản xuất: tỷ trọng cho vay cao nhất, cụ thể năm 2010 là 71.701,38 triệu đồng, chiếm 86% tổng dư nợ cho vay, năm 2011 tăng thêm 22.844,32 triệu đồng lên 94.545,7 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 81,4% tổng dư nợ và năm 2012 tăng thêm 19.294,9 triệu đồng lên 113.840,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,4% tổng nguồn vốn.
Công ty TNHH: tỷ trọng nhỏ và biến động theo các năm, tùy theo kế hoạch của ngân hàng. Năm 2010 là 3.493,57 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4% tổng dư nợ, năm 2011 tăng khá mạnh, tăng thêm 8.353,68 triệu đồng lên 11.847,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,2% tổng dư nợ và năm 2012 là 11.199,6 triệu đồng, giảm nhẹ cả về số tiền và tỷ trọng, chiếm 8,5% tổng dư nợ theo thành phần kinh tế.
Doanh nghiệp tư nhân: chiếm tỷ trọng nhỏ, khơng đáng kể và có xu hướng giảm. Năm 2010 là 914,98 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 1% tổng dư nợ, năm 2011 giảm xuống chỉ còn chiếm 0,2% tỷ trọng, cho vay 232,3 triệu đồng, năm 2012 có tăng nhẹ, cho vay là 527 triệu đồng, chiếm 0,4% tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế. Đây không phải là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng vì loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao.