Là một giai đoạn đánh dấu những biến chuyển chính trị xã hội lớn lao của đất nước, thực tại của mười năm sau chiến tranh (1975-1985) đã tác động mạnh

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 152)

của đất nước, thực tại của mười năm sau chiến tranh (1975-1985) đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, do đó không thể đứng ngoài tác động ấy. Âm hưởng của cái cũ, cái truyền thống, sự hình thành cái mới đã đan xen, hòa quyện trong một giai đoạn văn học tạo nên tính chuyển tiếp, tính vận động của các quy luật văn học. Sự biến đổi, vận động của văn học nói chung và văn xuôi nói riêng trong giai đoạn mới là nhu cầu tự thân và quy luật tất yếu để văn học tồn tại và phát triển.

Lịch sử dân tộc đã sang trang, lịch sử văn học cũng xuất hiện những yếu tố mới trong hành trình sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận văn học. Về đội ngũ nhà văn, đã có sự thay đổi căn bản, rõ rệt trong chính các ngòi bút viết từ trước 1975 như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… bên cạnh đó, xuất hiện một thế hệ tác giả mới với cái nhìn và cảm quan nghệ thuật mới như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trọng Oánh… Về tác phẩm, những vận động trong nội dung, hình thức nghệ thuật là biểu hiện của sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực, về con người của nhà văn. Về độc giả, nhu cầu nhận thức thay đổi, thị hiếu tiếp nhận thay đổi là những nguyên nhân dẫn đến những nguồn cảm hứng mới trong sáng tạo nghệ thuật của văn xuôi thời kỳ hậu chiến.

Phát triển trên đà của văn xuôi chống Mỹ cứu nước, văn xuôi mười năm đầu sau chiến tranh mang màu sắc của âm hưởng sử thi. Với cái nhìn đạo đức thế sự và tinh thần nhân bản, các vấn đề của đời sống chiến tranh và cuộc sống thời bình đều được nhìn nhận lại trong tính tổng thể và nhiều mặt của nó. Đề tài chiến tranh và đề tài thế sự - đời tư là hai mảng đề tài nổi bật trong văn xuôi thời kỳ hậu chiến.

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w