Cảm hứng mới về đề tài thế sự đời tư

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 106 - 107)

“Chuyển hướng cách mạng bao giờ cũng đưa ra những xáo động trong xa hội, và văn học với tư cách là một hình thái y thức xa hội tất nhiên trực tiếp chịu ảnh hưởng của những xáo động đó” [123,437]. Sau khi cuộc kháng chiến của dân tộc ta giành thắng lợi năm 1975, dân tộc ta đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn học không thể không hướng tới “con đường vẫn nhiều quanh co, khúc khuỷu, vẫn tiếp tục phải đấu tranh, động nao, hy sinh, trăn trở”[35,74] ấy. Trong cái bối cảnh lịch sử của giai đoạn sau chiến tranh, với những hoàn cảnh, yêu cầu mới, từ cuối thập kỉ bảy mươi, đặc biệt từ đầu thập kỉ tám mươi trở đi, văn học đã bắt đầu chuyển sự quan tâm từ đề tài chiến tranh sang đề tài thế sự - đời tư, từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang cảm hứng chiêm nghiệm, phê phán, lấy vấn đề của cuộc sống hàng ngày, con người bình thường làm đối tượng khám phá. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai mảng đề tài này không phải lúc nào cũng rạch ròi, có những tác phẩm dung chứa cả hai đề tài: Thời xa vắng (Lê Lựu), Sao đổi ngôi (Chu Văn), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Chân dung một quản đốc (Nguyễn Hiểu Trường), Biển gọi (Hồ Phương), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Gió từ miền cát (Xuân Thiều)… Điều đó thể hiện sự tự ý thức của các nhà văn trong xu hướng hòa nhập với hiện thực cuộc sống.

So với văn xuôi hậu chiến viết về đề tài chiến tranh, văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư có nhiều đổi mới hơn về cả nội dung và nghệ thuật. Trở về với những vấn đề nhân sinh, thế sự, với cuộc đấu tranh hàng ngày, hàng giờ trong mỗi con người trước muôn vàn cám dỗ đời thường, trước những diễn biến và thực tại của cuộc sống với cả những bất cập sau chiến tranh, văn xuôi về đề tài thế sự - đời tư nổi bật cảm hứng phê phán và cảm hứng đạo đức. Đây chính là cảm hứng mới trong sự vận động của văn học thời hậu chiến để mở ra những đổi mới lớn hơn trong giai đoạn sau 1986 - giai đoạn đổi mới văn học.

Một phần của tài liệu Văn xuôi việt nam thời kỳ hậu chiến (1975 1985) (Trang 106 - 107)